Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Thái Độ Người Học Phật

HT.Tuyên Hóa (Khai thị 6b-91)


Đạo Phật là giáo pháp xuất thế, cho nên chúng ta không phê bình tốt xấu về chuyện chánh trị, hay đảng phái nầy nọ, bởi vì Pháp là như vậy, xu hướng của thế giới là như thế. Tất cả vạn sự, vạn vật đều là đang nói Pháp. Chúng ta có thể nói rằng: Tất cả đều là “tiền nhân hậu quả” đó thôi. Từ vô lượng kiếp đến nay, nhân nầy đã được gieo xuống rồi, cho nên phải kết cái quả đó, gọi là: "như thị nhân, nhân thị quả” tức gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy là vậy, và không có một chút gì sai nhầm đâu. Nhưng theo kiến giải của phàm phu thì có cái phân biệt là đúng, hoặc là không đúng. Chúng ta đừng nên để ý đến chuyện “đúng hay không đúng,” vì đó là do con người tự sanh ra sự phân biệt thôi. Do đó, chúng ta nghiên cứu Phật Pháp hoàn toàn là vì muốn nghiên cứu đạo lý của Khổng Tử, Lão Tử và Phật Giáo. Chúng ta không bàn luận về hành động của bất cứ một đảng phái chánh trị nào, bởi vì chúng ta đâu có làm chánh trị. Chúng ta cũng không mượn Phật Pháp để phát ra những cái bất bình của mình.
Học Phật Pháp, trước hết là chúng ta phải bình lặng những cái bất bình của mình. Chúng ta không thiên tả, mà cũng không thiên hữu. Đó là tông chỉ của chúng ta khi giảng Pháp đấy.
Còn nữa, tôi không thích được người bợ đỡ, cũng không muốn ai khen tặng tôi. Tôi rất vui khi người ta phỉ báng tôi, nhưng chán ngán nhất là khi có người tán thán khen tôi trước mặt. Tôi không muốn tự thần thánh hóa mình, tôi vốn như là hư không, không hình, không tướng, không tượng, không đông tây nam bắc, không nhân, không ngã, không chúng sanh, không thọ giả. Thế thời sao lại có cái “ngã”?
Nếu có cái “ngã” tôi sẽ không đến Hoa Kỳ. Tôi đến đây không phải là để đào vàng. Ở San Francisco tuy được gọi là Cựu Kim Sơn, (núi vàng cũ) nhưng ngay cả bột vàng tôi cũng chẳng muốn. Tôi lại không biết nói tiếng Anh, một chữ a, b, c cũng không hiểu. Thế thì tôi đến đây để làm gì? Bởi tôi muốn khai khẩn vùng đất mới ở đây, ngõ hầu đem Phật Giáo truyền bá đến toàn khắp thế giới. Đó là nguyện lực của tôi.
Dù bất cứ ở đâu, tôi không muốn tự đề cao địa vị mình, tôi cũng không muốn được nổi bật. Tôi không cảm thấy rằng mình cao hơn người, giỏi hơn người, có trí tuệ hơn người. Nếu tôi nghĩ như vậy, tức là tự mãn, coi như tôi đã tiêu rồi. Bởi người tự mãn, nhất định sẽ không thành tựu được cái gì. Con người nên giống như “có cũng như không, thật cũng như hư.” Người có đạo đức nhưng giống như người không có đạo đức, có trí tuệ nhưng tợ như người không có trí tuệ, nhất là không nên tự mãn.
Một khi con người tự mãn thời sẽ tự đại, mà tự đại thì trở thành như chữ “xú” tức là hôi thúi (chữ “xú” là tiếng Hán gồm có chữ “tự” và chữ “đại” nghĩa là hôi thúi). Cho nên chúng ta ai nấy đều nên tận lực học Lục Đại Tông Chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Chúng ta phải hết sức mình làm theo sáu nguyên tắc nầy. Nếu không thể thực hành Lục Đại Tông Chỉ nầy, dù cho quý vị có tài hoa gì đi nữa, quý vị cũng chẳng có trí huệ chân thật. Thậm chí miệng lưỡi quý vị có lưu loát như nước chảy, biện tài vô ngại, tôi cũng không có hứng thú gì đâu. Tôi là kẻ chỉ biết người thật thà, chứ không biết đến kẻ xảo trá. Về sau, bất luận là người nào cũng đều phải thật thà, đừng nghĩ rằng mình có cái gì nổi bật. Hoặc kể như là quý vị phi thường, nổi bật đi, quý vị cũng đâu cần phải phô trương, lộ bày rằng mình là nhất hạng không ai sánh kịp. Loại người như thế sẽ không thể tồn tại trong Phật Giáo, sớm tối gì cũng bị thất bại thôi. Cho nên tôi thường nói với quý vị, trong Phật Giáo muốn tạo lập công đức, nhất định là phải học tập thái độ của các vị cổ nhân đức lớn xưa nay: không tranh, không cầu, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, như thế mới đúng với tư cách của người chân chánh học tập Phật Pháp.
Nếu không, dù quý vị có giảng hay đến mấy đi nữa, cũng không được chút ích lợi nào. Quý vị dối người chỉ có thể dối được một lúc nào đó, chứ không thể dối gạt lâu dài được. Cho nên nói: Đường dài biết sức ngựa, lâu ngày biết lòng người. Tu đạo là tu cái gì? Thì là chú trọng về đức hạnh của chính mình đó.
Giảng ngày 18 tháng 10 năm 1986 

Bản Sắc Người Phật Tử - Cương Trực Không A Dua

HT.Tuyên Hóa (Khai thị 6b-86)


Tại Vạn Phật Thánh Thành, ai ai cũng không được nịnh hót, nói những lời tâng bốc người khác. Trong quá khứ, tại sao có một số người đã hoàn tục? Bởi vì họ thích được nịnh hót cho " đội mũ cao" đến đấy, đó là một hành vi xấu xa nhất. Tông chỉ của tôi vốn là không tán thán khen người, mà cũng không cố ý phỉ báng chê ai. Những lời tôi nói đều là sự thât, không thêm, cũng không bớt. Bởi vậy, tại Vạn Phật Thành đâu có ai nói hai tiếng "cám ơn", gọi là "Trực tâm thị đạo tràng", tâm ngay thẳng chính là nhà chùa đó!

Tại Vạn Phật Thành, chúng ta không nói một chút nhân tình gì. Chúng ta hoàn toàn chỉ nói về Phật Pháp, chứ không đem Phật Pháp ra để tống tặng theo lối thế thái nhân tình, tức là để lấy lòng người. Tôi cũng không cho phép đệ tử quy y tôi đến đâu là nịnh nọt, cho người "đội mũ cao". Lúc tôi mới mua Vạn Phật Thánh Thành, những đệ tử quy y tôi đều sợ đến gần tôi. Họ sợ tôi lôi thôi muốn quyên góp tiền của. Họ bảo là: "Chỗ đó sao mà lớn quá! Coi bộ trong vòng một năm, nhất định là ổng sẽ đóng cửa phá sản cho coi!". Song, tôi vẫn một mực ấp ủ ba đại tông chỉ:
"Rét chết không phan duyên,
Đói chết không hóa duyên,
Nghèo chết không cầu duyên."

Tôi cũng không đê đầu, khúm núm với ai hết. Tôi nói với quý vị một cách thật thà rằng: Tôi chẳng những không đê đầu với người, mà khi đảnh lễ Phật, Bồ Tát, tôi cũng không bao giờ nói: "Bồ Tát ơi! Xin Ngài giúp con! Lần nầy con không xong rồi..." Kể như là vừa khổ, lại vừa gian nan, nhưng tôi cũng tự mình gánh vác vượt qua, chứ không để người ta biết. Bộ tôi muốn xin sự thương hại của người ta à! --- người xuất gia gì mà như vậy ư! Bởi nhờ vào tinh thần nầy tôi mới dám nói: "Không cho phép San Francisco động đất."

Giảng ngày 29 tháng 7 năm 1986

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tu Ðạo Thì Không Cầu Bên Ngoài - HT.Tuyên Hóa (Khai thị 6b-72)

Ai có thể hàng phục được mười tám giới: sáu căn, sáu trần, và sáu thức, khiến chúng đừng tạo phản thì người đó chính là Bồ Tát. Ai có thể dọn sạch tình cảm của mình để không còn lôi thôi nữa thì người đó chính là Bồ Tát. Bồ Tát thì không cười, cũng không khóc. Dù bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Bồ Tát cũng đều tự tại, không câu thúc, không quái ngại, không phiền không não, không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Người học Phật nên phải dụng công phu ngay tại chỗ nầy.
Thiền Tông không lấy văn tự làm tông chỉ. Tại vì sao? Vì sợ rằng người sơ học chấp trước vào thể tướng của văn tự, rồi sanh ra pháp chấp. Phàm hễ có ngã chấp, pháp chấp thì đều không thể đạt đến tự tại. Con người vì bị phiền não, vọng tưởng áp bức thân tâm, cho nên phải nổi trôi trong dòng sanh tử, trồi lên hụp xuống trong bể khổ, vĩnh viễn không bao giờ ngưng dứt.
Quý vị nên tỉnh táo để hiểu rằng, đời người vô thường, quỷ vô thường sẽ đến tìm ta bất cứ lúc nào. Ðến lúc bấy giờ thì “Vạn bang đái bất khứ, chỉ hữu nghiệp tùy hình,” tất cả đem không được, chỉ có nghiệp theo mình. Chúng ta nên biết rằng đức Phật Thích Ca cũng phải nhập Niết Bàn, chớ đâu phải là Ngài ở đời vĩnh viễn. Huống chi phàm phu tục tử như chúng ta, lại càng phải đề cao cảnh giác! Thời gian không còn nhiều nữa, chúng ta nên mau mau nỗ lực tinh tấn, học tập Phật Pháp, như thế mới có thể thoát khỏi vòng sanh tử. Nếu như chúng ta không cố gắng dụng công, vậy chờ đến đại kiếp nào mới được thành tựu đây?
Mình nên hiểu được chút nào thì làm chút đó, đừng ham làm những chuyện xa rời thực tế. Chúng ta phải biết rằng: bánh vẽ không thể làm cho đỡ đói. Chúng ta hãy trở về bổn địa để chăm sóc ngôi nhà, kho báu vốn có của mình. Hà tất gì phải tìm kiếm ở bên ngoài? Tất cả đều là ở trong tự tánh. Nếu không phải là mất nó, thì là được nó! Không được không mất tức là tự tại. Không tăng không giảm, không đến không đi, ngay đây chính là nó. Bởi vậy chúng ta không cần phải tìm cầu ở đâu xa. Như Ðại sư Vĩnh Gia đã nói trong Chứng Ðạo Ca:
Tổn pháp tài, diệt công đức
Mạc bất do tư tâm ý thức
Thị dĩ thiền môn liễu khước tâm
Ðốn nhập vô sanh tri kiến lực.
Nghĩa là:
Tốn pháp tài, dứt công đức
Không gì hơn chỉ vì vọng thức
Do vậy pháp thiền không dùng tâm
Thoắt chứng vô sanh sáng trí huệ.
Khi chúng ta không dùng tâm ý thức, tức là chúng ta đã hòa hợp với đạo thành một. Vậy còn cái gì để mà phiền phức, hãy còn vấn đề gì nữa đây!
Giảng ngày 1 tháng 12 năm 1985

Quy Y Phật - Dzoãn Minh (Bài hát nghe rất xúc động ! )

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Khai Thị 6b - HT.Tuyên Hóa

Khai ThịQuyển Sáu
Phần 2
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Kinh Điển
Trường Đại Học Pháp Giới
Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
www.drba.org
Hoa Kỳ, California, 2008
Hòa Thượng Tuyên Hóa - Khai Thị Quyển Sáu
Venerable Master Hua’s Talks on Dharma - Volume Six
Phiên Dịch và Xuất Bản:
Buddhist Text Translation Society
1777 Murchison Drive
Burlingame, CA 94010-4504
©2008 Buddhist Text Translation Society
13 12 11 10 09 08 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
ISBN-10: 0-88139-826-8
ISBN-13: 978-0-88139-826-7

Phần 2:
Mục Lục
64. Đàm Thoại Cùng Nữ Tu Sĩ Thiên Chúa Giáo
65. Sao Gọi Là Định Kiên Cố?
66. Nguy Cơ To Lớn ở Thời Mạt Pháp
67. Vì Sao Trước Khi Nhập Niết Bàn, Phật Không Nhận Cúng Dường
68. Muốn Thành Phật Tất Bị Ma Phá
69. Tư Tưởng Của Bồ Tát
70. Nhận Giả Mà Không Nhận Thật
71. Từ Bi Hỉ Xả Đối Trị Tam Độc
72. Tu Đạo Thì Không Cầu Bên Ngoài
73. Tốt hay Xấu - Không Động Tâm
74. Thật Thà Niệm Phật
75. Sanh Tử Như Ngủ, Thức - Nhưng Vẫn Niệm A Di Đà
76. Thất Tình Lục Dục và Động Đất
77. Vạn Sóng Nổi Lên Muốn Đoạt Hồn
78. Pháp Môn Long Tượng Đại Trượng Phu
79. Chân Đế Của Sanh Mạng
80. Ngậm Đắng Nuốt Cay - Sen Hồng Trong Lửa
81. Muôn Chết, Ngàn Sống, Trăm Mài Luyện
82. Học Giới Luật Như Thế Nào?
83. Vận Chuyển Càn Khôn -Thủ Trì Giới Luật
84. Không Được Lấy Công Để Báo Thù Riêng
85. Lòng Ích Kỷ Là Tảng Đá Vướng Chân Người Tu Đạo
86. Bản Sắc Người Phật Tử -Cương Trực Không A Dua
87. Chủ Quan Trí Năng Thúc Đẩy Động Lực
88. Trì Giới Có Khả Năng Đào Luyện Tự Tánh
89. Nên Bình Luận Công Bình
90. Rèn Luyện Trí Tuệ
91. Thái Độ Người Học Phật
92. Đệ Nhất Niệm Là Gì?
93. Mục Đích Thành Lập Trường Học
94. Cơ Sở Của Bậc Vĩ Nhân
95. Lập Chí Làm Việc Lớn
96. Đao Phước Đức Đoạn Tóc Phiền Não
97. Chớ Đi Vào Tử Lộ
98. Giảng Kinh Và Bình Luận - Đừng Nói Về Nhân Tình Thể Diện
99. Thanh Niên Nên Phát Tâm Cứu Thế
100. Nhân Quả Báo Ứng - Tơ Hào Không Sai
101. Đạo Phát Tài
102. Người Người Vốn Có Trí Huệ
103. Làm Sao Để Được Tự Do Sanh Tử?
104. Ông Sư Trong Mộ
105. Học Tập Phật Pháp - Chú Trọng Thực Hành
106. Bồ Đề Tâm Là Chân Tâm
107. Lạy Phật Nhiều - Thường Gặp Điều Lành

Khai Thị 6a - HT.Tuyên Hóa

Khai ThịQuyển Sáu
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Kinh Điển
Trường Đại Học Pháp Giới
Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
www.drba.org
Hoa Kỳ, California, 2008
Hòa Thượng Tuyên Hóa - Khai Thị Quyển Sáu
Venerable Master Hua’s Talks on Dharma - Volume Six
Phiên Dịch và Xuất Bản:
Buddhist Text Translation Society
1777 Murchison Drive
Burlingame, CA 94010-4504
©2008 Buddhist Text Translation Society
13 12 11 10 09 08 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
ISBN-10: 0-88139-826-8
ISBN-13: 978-0-88139-826-7



Phần 1: 
Xem tiếp Phần 2

Khai Thị 5 - HT.Tuyên Hóa


Khai Thị
Quyển 5
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Trường Ðại Học Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
Talmage, California
Dharma Realm Buddhist University,
The Buddhist Text Translation Society, Viet Translation Dept.
2001 Talmage Road,
Talmage, CA 95481- 0217


Khai Thị 5

Mục lục:
1. Thông Suốt Mọi Pháp-Niệm Quán Âm
2. Quán Thế Âm Bồ-tát Là Huynh Ðệ Của Chúng Ta
3. Khai Thị Thất A Di Ðà
4. Qui Củ Thiền Thất
5. Tham Thoại Ðầu-Dùng Vọng Tưởng Ðể Chế Phục Vọng Tưởng
6. Chân Thật Tu Hành, Chớ Buông Lung
7. Dùng Phương Pháp Ðiện Liệu Ðể Thanh Lọc Không Khí
8. Ma Tới Ðể Giúp Quý Vị Tu Ðạo
9. Tổ Sư Bồ Ðề Ðạt Ma Tới Trung Quốc
10. Bí Quyết Khống Chế Vọng Tưởng
11. Tham Thoại Ðầu
12. Cảnh Giới Thiền
13. Ngồi Thiền Có Thể Chấm Dứt Sinh Tử
14. Tu Hành Cần Phải Nhẫn Nại
15. Tham Thiền là Phương Pháp Khai Ngộ
16. Không Trừ Vọng Tưởng thì Chẳng Thể Khai Ngộ
17. Khai Ngộ Phải Ðược Ấn Chứng Mới Ðúng Pháp
18. Thiện, Ác Không Rời Một Niệm Ở Tâm Ta
19. Sự Tích Ngài Huyền Trang Ði Thiên Trúc Thỉnh Kinh
20. Tham Thiền Phải Hồi Quang Phản Chiếu
21. Thiền Ðường Là Ðạo Tràng Tuyển Phật
22. Thế nào là "Vô Tâm Ðạo Nhân"?
23. Tham Thiền Là Thực Tập Lục Ðộ Ba-La-Mật
24. Phải Thực Tập Công Ðức Vô Tướng
25. Sự Tích Xuất Gia Của Hòa Thượng Hư Vân
26. Sự Tích Xuất Gia Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
27. Nhân Duyên Xuất Gia Của Hành Giả Quả Tá
28. Nhân Duyên Xuất Gia Của Hành Giả Quả Thuấn
29. Sáu Ðại Tông Chỉ Của Người Tu Ðạo
30. Tham Miết Sẽ Tự Nhiên Khai Ngộ
31. Tu Ðạo Không Nên Tranh Hơn 
32. Mục Ðích Của Người Tu Hành Là Thành Phật
33. Hãy Chấm Dứt Vọng Tưởng! 
34. Nhập Ðịnh Không Phải Là Ngủ
35. Kinh Lăng Nghiêm Là Kinh Ngụy Tạo Chăng? 
36. Phải Thực Tập Bát Nhã Ba La Mật Ða
37. Người Tu Hành Không Ðược Nói Dối
38. Người Tu Hành Phải Chịu Khổ  
39. Trừ Vọng Tâm, Giữ Chân Tâm
40. Khi Mê Thầy Ðộ, Khi Ngộ Tự Ðộ
41. Tham Thiền Phải Khắc Phục "Cửa Ðau"
42. Thế Nào Là Ðủ Tư Cách Tham Thiền
43. Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?
44. Tham Ðắm Cảnh Giới Thì Chiêu Cảm Ma Chướng
45. Cảnh Giới Tứ Thiền Thiên
46. Bí Quyết Của Tham Thiền
47. Kiếm Báu Của Kim Cương Vương Chặt Ðứt Vọng Tưởng

Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện Của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Khai Thị 4 - HT.Tuyên Hóa


Khai Thị
Quyển 4
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Trường Ðại Học Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
Talmage, California
Dharma Realm Buddhist University,
The Buddhist Text Translation Society, Viet Translation Dept.
2001 Talmage Road,
Talmage, CA 95481- 0217


Khai Thị 4

Mục Lục

Khai Thị 3 - HT.Tuyên Hóa


Khai Thị
Quyển 3
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Trường Ðại Học Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
Talmage, California
Dharma Realm Buddhist University,
The Buddhist Text Translation Society, Viet Translation Dept.
2001 Talmage Road,
Talmage, CA 95481- 0217


Khai Thị 3

Mục lục:
1. Nhân Nào Quả Nấy
2. "Lấy Giả Làm Thật"
3. Thấm Nhuần Nghĩa Lý Kinh Ðiển
4. Sự Lập Nguyện Phải Ðược Phát Xuất Từ Lòng Chân Thành
5. Vạn Phật Thánh Thành - Cảnh Tiên Giữa Chốn Nhân Gian
6. Vạn Sự, Nhẫn Là Quý
7. Sống Ở Ðạo Tràng Phải "Tùy Chúng"
8. Phiền Não Là Bồ Ðề
9. Làm Thế Nào Ðể Dứt Trừ Phiền Não
10. Khai Thị Nhân Ngày Lễ Tắm Phật
11. Nhân Quả Vay Trả, Mảy May Chẳng Sai
12. Thức Ăn Cho Tinh Thần
13. Mưu Sanh và Mưu Tử
14. Bí Quyết Học Thuộc Lòng Kinh Ðiển
15. Pháp Vị Chân Thật
16. Kẻ Cướp Trong Nhà Khó Ðề Phòng!
17. Không Nên Có Thái Ðộ Cống Cao Ngã Mạn Ðối Với Tam Bảo!
18. Bớt Dùng Lời Khách Sáo
19. Cảm Kích Ân Ðức Của Chư Phật và Bồ Tát
20. Làm Thế Nào Ðể Có Ðược Trí Huệ Hơn Người
21. Học Pháp Quý Ở Thực Hành
22. Sửa Ðổi Lỗi Lầm, Nghiệp Tội Sẽ Tiêu Tan
23. Tánh Ðịnh, Ma Phục
24. Lòng Hiếu Thảo Chí Thành Cảm Ðộng Ðến Trời Ðất
25. Quả Thuấn Ðốt Thân Cúng Phật
26. Nhân Duyên Khiến Quả Năng Xuất Gia
27. Không Thể Phung Phí Của Trời!
28. Cần Phải Kiểm Tra Những Sách Xuất Bản
29. Tu Ðạo Cần Phải Quý Phước Cầu Huệ
30. Tính Nóng Nảy Là Nhân Duyên Chướng Ngại Việc Tu Ðạo
31. Cảnh Giới của Bậc A La Hán Chứng Ðạo
32. Vì Sao Cần Phải Niệm Phật
33. Con Người Có Cần Trọn Ðạo Hiếu Hay Chăng?
34. Thế Nào Là Thiện-Tri-Thức
35. Như Người Uống Nước, Nóng Lạnh Tự Biết
36. Bớt Nói Chuyện, Dụng Công Cho Nhiều
37. Tham Thiền Cần Lúc Nào Cũng Nhớ Như Vậy
38. Vì Sao Không Tương Ưng Với Ðạo
39. Phải Cẩn Thận Khi Giảng Kinh Thuyết Pháp
40. Học Gương Người Hiền Mới Là Bậc Dũng Sĩ
41. Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành
42. Người Tu Hành Không Ðược Phan Duyên
43. Khai Ngũ Nhãn Mới Thấy Ðược Rồng Thật
44. Ðời Người Như Giấc Mộng, Hãy Thức Tỉnh
45. Thế Nào Là "Ngũ Suy Tướng Hiện"
46. Trong Ðạo Tràng Phải Cẩn Thận Nơi Lời Nói và Việc Làm
47. Người Tu Ðạo Không Nên Ích Kỷ
48. Noi Gương Ðịa Tạng Vương Bồ Tát
49. Hãy Chấp Nhận Sự Chỉ Trích Vô Lý
50. Khuyên Con Dâu Nên Hiếu Thảo Với Cha Mẹ Chồng
51. Ðạo Tặc Trở Thành Hiếu Tử
52. Bốn Giai Ðoạn Tất Yếu Của Ðời Người
53. Một Cuốn Kinh Rất Khó Tụng
54. Rèn Luyện Nhân Cách Cao Thượng
55. Lầu Cao Vạn Trượng Ðều Từ Dưới Ðất Xây Lên
56. Hãy Học Cho Giỏi Mới Trọn Vẹn Ðạo Hiếu
57. Nghĩa Vụ Giáo Dục của Vạn Phật Thánh Thành
58. Trẻ Em Là Rường Cột Của Nước Nhà
59. Thế Nào Là Ðôn Phẩm, Thế Nào Là Lập Ðức
60. Ðồng Tính Luyến Ái - Chính Là Tự Ðào Mồ Chôn Mình
61. Tiền Bạc Có Thể Hại Ðến Thân Mạng
62. Kiến Tạo Một Nền Tảng Kiên Cố
63. Khổng Tử - Nhà Ðại Giáo Dục
64. Cái Ðạo Của Bậc "Ðại Học"
Sơ Lược Tiểu Sử Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chú Thích

Khai Thị 2 - HT.Tuyên Hóa


Khai Thị
Quyển 2
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Trường Ðại Học Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
Talmage, California
Dharma Realm Buddhist University,
The Buddhist Text Translation Society, Viet Translation Dept.
2001 Talmage Road,
Talmage, CA 95481- 0217


Khai Thị 2

Mục Lục
Vài Nét Về Vạn Phật Thánh Thành
Sơ Lược Về Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mười Tám Ðại Nguyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Tám Quy Luật Của Ban Phiên Dịch Kinh Ðiển
1 Gieo Nhân Gặp Quả
2 Phản Bổn Hoàn Nguyên
3 Dùng Tâm Bình Thường Ðể Học Phật
4 Học Phật Thì Ðừng Tham Danh Lợi
5 Ghi Chú Về Sự Linh Nghiệm Khi Cầu Mưa Ở Công Viên Golden Gate San Francisco
6 Tuyển Hiền Cử Năng Ðể Làm Bậc Trụ Trì
7 Kinh Lăng Nghiêm Tuyệt Ðối Là Bộ Chơn Kinh
8 Chúng sinh Biệt Nghiệp Vọng Kiến, Và Ðồng Phân Vọng Kiến
9 Trì Chú Trước Tiên Phải Chánh Tâm Thành Ý
10 Quy Mạng Chú Lăng Nghiêm Quang Minh Trên Ðảnh Phật
11 Khai Thị Nhân Ngày Lễ Phật Ðản
12 Bách Khổ Giao Tiên
13 Bát Khổ
14 Tu Ðạo Không Cần Quá Thông Minh
15 Những Côn Trùng Tác Quái Trên Thân Của Mình
16 Bí Quyết Tu Ðạo: Tiết Thực, Quả Dục
17 Ăn Thịt Tức Là Ăn Người
18 Tu Ðạo Cần Phải Bỏ Ác Làm Lành
19 Ðạo Cả Suy Thì Có Người Nhân Nghĩa
20 Tu Ðạo Cần Có Tâm Kiên Trì Không Ðổi
21 Chim Ðại Bàng Kim Sí Ðiểu
22 Thọ, Yểu, Phú, Cùng Ðều Không Ra Khỏi Luân Hồi
23 Vạn Ma Không Lùi Bồ Ðề Tâm
24 Tất Cả Chúng Sinh Ðều Có Phật Tánh
25 Rắn Lại Nghe Pháp
26 Tự Tại Phi Tha Tại
27 Yêu Quái Xuất Thế
28 Pháp Giới Duy Tâm Tạo
29 Cái Học Tạo Mệnh
30 Ăn Thịt Thì Cũng Giống Như Là Ăn Chất Ðộc Vậy!
31 Tu Ðạo Không Ðược Cẩu Thả
32 Xã Hội Hỗn Loạn
33 Hiệu Lịnh Nhân Ngày Quốc Khánh Nước Mỹ
34 Ma Vương Cũng Phải Giữ Quy Củ
35 Thiên Hạ Bổn Vô Sự, Dung Nhân Tự Nhiễu Chi
36 Vì Nền Giáo Dục Mà Làm Chuyện Giáo Dục
37 Nhân Ác Lớn Nhất Là Sát Sanh, Ăn Thịt
38 Ðôn Phẩm Lập Ðức
39 Ðạo
40 Chân, Thành, Hằng
41 Lời Khuyến Khích Ðầu Năm
42 Có Nên Ðể Cho Trẻ Em Tự Do Phát Triển Chăng?
43 Nguy Cơ Của Sự Tiến Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật
44 Nâng Cao Tiêu Chuẩn Hàng Tăng Sĩ, Tích Cực Xiển Dương Kinh Lăng Nghiêm
45 Ðạo Tràng Mới Lập
46 Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh Chân Thật, Bất Hư
47 Năm Mươi Thứ Ấm Ma Trong Kinh Lăng Nghiêm
48 Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh
49 Ðừng Ham Thần Thông Dị Ðoan
50 Muốn Ðộ Chúng Sinh Thì Trước Hết Mình Ðừng Ăn Thịt
51 Ít Phiền Não, Ít Tư Dục
52 Nhân Ðịa Bất Chân, Quả Thọ Khổ
53 Nếu Phật Giáo Ðồ Không Trì Giới Tức Là Mạt Pháp
54 Làm Người Cần Phải Hiếu Thảo Với Cha Mẹ
55 Tự Do Quá Mức Sẽ Ðem Lại Ðau Khổ
56 "Hippy" Từ Ðâu Ðến?
57 Học Ðường Là Thánh Ðịa
58 Khi Phát Nguyện Cần Phải Thành Tâm
59 Hoc Phật Pháp Cần Dũng Mãnh Sửa Ðổi Lỗi Lầm
60 Nói Chuyện Với Học Sinh Trường Dục Lương Và Trường Bồi Ðức
61 Quân Tử Biết Cách Tạo Vận Mạng
62 Sự Bất Ðồng Giữa Phật Với Ma
63 Tám Ðức Tính Căn Bản Làm Người
64 Lấy Việc Giúp Ðời Làm Trách Nhiệm
65 Có Chí Thì Nên
66 Bài Trừ Sắc Thái Mê Tín
67 Lòng Tham Không Ðáy Của Con Người
68 Ba Thứ Ðộc Tác Hại Con Người Nặng Nề Nhất
69 Ở Vườn Lan Mà Chẳng Biết Lan Thơm
70 Thế Nào Là Tam Tạng Kinh Mười Hai Bộ
71 Ðức Lục Tổ Ở Ẩn Nơi Nhóm Thợ Săn
72 Phá Bỏ Tri Kiến Nhân Ngã, Chia Rẽ Phật Giáo
73 Người Tu Ðạo Cần Vượt Qua Khảo Nghiệm
74 Người Tu Ðạo Cần Giữ Gìn Thân Tâm
75 Không Ðủ Giới, Ðịnh Thì Chẳng Sinh Trí Huệ
76 Cha Mẹ Là Tấm Gương Cho Con Cái
77 Nền Văn Hóa Cố Hữu Của Trung Quốc
78 Chúng Sinh Ðáng Thương Xót, Không Biết Tự Cứu
79 Xuất Gia Là Xuất Cái Gì?
80 Ăn Thịt Là Nguồn Gốc Của Tai Kiếp

Khai Thị 1 - HT.Tuyên Hóa


Khai Thị
Quyển 1
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Ban Phiên Dịch Việt Ngữ
Trường Ðại Học Pháp Giới
Vạn Phật Thánh Thành
Talmage, California
Dharma Realm Buddhist University,
The Buddhist Text Translation Society, Viet Translation Dept.
2001 Talmage Road,
Talmage, CA 95481- 0217


Khai Thị 1

Mục Lục:
Phật Pháp là Thực Hành,Không Phải Chỉ Nói Suông
Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn
Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt
Sám Hối tức là Cải Quá Tự Tân
Xúi Người Khác Làm Ác,Tội Mình Tăng Gấp Ba
Tu Hành Có Bốn Giai Ðoạn
Thức Khuya Dậy Sớm, Vì Ai Mà Bận Rộn?
Niệm Phật Giống Như Gọi Ðiện Thoại
Ðừng Chờ Ðến Lúc Khát Mới Ðào Giếng
Niệm Danh Hiệu Bồ-Tát có thể Minh Tâm Kiến Tánh
Chúng Sinh Vô Biên Thệ Nguyện Ðộ
Học Phật Cần Phải Tu Giới, Ðịnh, Huệ
Nước Chảy Trào Trước Cửa Chùa
Gia Phong của Kim Sơn Thánh Tự
Học Phật Cần Có Chân Tâm
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm
Trí Huệ Quang Minh Từ Vô Lậu
Tu Ðức - Tạo Nghiệp
Vạn Vật Ðều Nói Pháp Cho Mình
Ðừng Chờ Tới Lúc Già Mới Học Ðạo
Tình Ái và Dục Vọng là Tảng Ðá Buộc Chân Người Tu Ðạo
Hãy Nỗ Lực vì Hòa Bình Thế Giới
Ðả Thiền Thất Phải Khắc Kỳ Thủ Chứng
Làm Vừa Ðủ là Trung-Ðạo
Phật Pháp rất Bình Ðẳng
Ðại Thiện Ðại Ác Vượt Ra Ngoài Số Mạng
Xin Bồ-tát Làm Tiêu Ðộc Cho Toàn Cầu
Phật Pháp Là Gì?
Vô Qui Củ Bất Thành Phương Viên
Khi Ðắm Trước Hương Vị Thiền Thì Mọi Chuyện Ðều Sai Lầm
Ðạo Tràng Tốt Khó Tìm
Si Ái Triền Miên
Nỗi Bất Hạnh của Cửa Phật
Kiếp Sau Muốn Làm "Liên-Thể-Anh"
Tham Thiền: Trước Nhất Cần Xây Nền Tảng
Quang Âm Thiên và Khoa Học
Tánh, Thức, Ý, Tâm
Thật Ðau Lòng Cho Nền Giáo Dục Hiện Tại
Tham Thiền Cần Có Con Mắt Biết Chọn Pháp
Ðắc Nhất Vạn Sự Tất
Lục Ðại Tông Chỉ tức là Ngũ Giới
Biểu Hiện của Ðức Hạnh
Thiền Thất Hối Ngữ
Viên Mãn Mười Tuần Thiền
Mười Pháp Giới Không Ngoài Một Niệm Của Tâm
Tham Hưởng Thọ Thì Cần Gì Xuất Gia
Người Xuất Gia Phải Tụng Ba Bộ Kinh
Bốn Ðạo Tràng ở Tây-Phương: Mỹ và Gia-Nã-Ðại
Xuất Gia là Chuyện của Bậc Ðại Trượng Phu
Phật Tánh Là Bổn Nguyện Của Tất Cả Chúng Sinh
Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên
Phụ Lục: Tiểu Truyện Hòa Thượng Tuyên Hóa

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Câu chuyện Phật giáo: Năm giọt mật

 
Ngày xưa có một tên tử tù vừa vượt thoát khỏi lao ngục, chạy bán sống bán chết. Ðàng sau hắn, hai con voi say đang đuổi theo, do sự tổ chức truy nã của nhà cầm quyền.
Trong cơn hốt hoảng, chẳng may hắn ta rơi tõm xuống một cái giếng sâu ở dọc đường.
Nhưng trong cái rủi ro cũng còn được chút may mắn: Khi thân mình chưa rơi tới đáy, không biết quờ quạng vùng vẫy như thế nào mà hắn ta níu được một cái rễ cây mọc thòng xuống giếng.
Hú vía ! qua giờ phút nguy ngập ấy, hắn tưởng chừng như đã yên thân: hai con voi sẽ chẳng biết mình ở đâu mà tìm. Nhưng ý nghĩ ấy thoạt biến mất theo hơi thở: hai con voi say đã đến bên miệng giếng, gầm rống vang động, hút phăng tất cả những cây cỏ mọc trên miệng giếng như để thị uy.
Nếu hắn mà lên thì phải chết!
Hắn hốt hoảng quá. Nếu sợi dây đang đeo mà đứt thì thật là chắc chết mười phần. Hắn ta tính phăng tuột lần xuống đáy giếng để may ra có chút hy vọng nào không. Nhưng bất đồ nhìn xuống đáy giếng sâu thẳm, hắn ta thấy ba con rồng đang múa vuốt, giơ nanh, miệng phun lửa dữ, như muốn bay đến nuốt trửng hắn. Ðiếng hồn, hắn đành phải cố bám chặt sợ dây, đeo lủng lẳng giữa chừng. Nhưng có phải được vậy là yên thân đâu? Ác nghiệt làm sao, kề trên miệng giếng, hai con chuột cống xù, một đen một trắng, đang đua nhau ráp cắn sợi dây. Ác nghiệt hơn nữa là bao quanh thành giếng, theo những lỗ trũng gần hắn nhất, bốn con rắn độc bây giờ xuất hiện, ngóc đầu, thè lưỡi toan mổ.
Những biến cố dồn dập xẩy tới tấp làm cho hắn ta hết phương trốn tránh, ý nghĩ liều mạng lại hiện đến: bề nào cũng không khỏi chết, thà leo ngược trở lên mặt đất, rồi bỏ chạy, dù có chết cũng còn thây. Thế là hắn ráng phăng lần leo ngược trở lên. Khốn khổ quá, phần lo sợ, phần đuối sức, bồ hôi bồ kê ướt dầm. Miệng khô cổ cháy, hắn ngước mặt lên trời mà than rằng: “Trời sao nỡ hành hạ ta đến nông nỗi này”.
Càng mệt, càng thở, hơi thở càng lúc càng ngắn dần; thở bằng mũi không kịp, hắn phải há miệng để thở phụ, trong giờ phút mạng cùng tuyệt vọng ấy, bỗng một bầy ong mật bay ngang qua làm rơi vào miệng hắn 5 giọt mật… Hắn ta chíp ngay, chắp chắp thấy ngon ngon… mê tít… và trong giây phút, quên mất bao nhiêu sự nguy nan đang bao vây hắn…[1]
Người ta có thể quên bẳng đi được tất cả bao nhiêu khổ sở, đau đớn, khi người ta nhận được chút ít an ủi bằng Danh lợi, Tiền tài, Sắc đẹp, Tiếng khen, Ăn ngon, Ngủ kỹ.
Chỉ vì năm giọt mật “Ngũ dục” không đáng giá trong lòng lúc dục vọng đang khao khát trông chờ, mà người trong giếng có thể quên đi được bao nhiêu sự nguy hiểm đang bao bọc quanh mình; loài người vì năm món dục lạc mà quên đi tất cả những gì khổ não, tạm bợ, mạng sống không khác nào như chỉ mành treo chuông!

Câu chuyện Phật giáo: Mụt ghẻ nói tiếng người

Ðời Ðường vua Ý Tôn ở đất Trường An có một nhà sư mắc phải bệnh cùi, hằng ngày thất tha thất thiểu trong bộ quần áo lang thang, mặt mày khô đét, thân hình gầy còm, tay chân lở lói, ai trông thấy cũng gớm nhờm. Thỉnh thoảng, một vài người vì động lòng trắc ẩn, biếu cho chút ít quà bánh không đáng giá, ngoài ra không ai buồn đả động đến, hoặc hỏi han điều gì cả, vì vậy chẳng ai biết nguyên quán nhà sư ở đâu. Một hôm, trên con đường lớn xuôi về cổng chùa An Quốc, nhà sư tình cờ gặp Ngộ Ðạt, lúc ấy chưa phải là một tu sĩ nổi danh.

Thấy người đồng đạo trong cơn hoạn nạn, Ngộ Ðạt quá đau thương cố thỉnh về ở với mình. Trước tâm tình chân thật, lời lẽ thiết tha của Ngộ Ðạt, nhà sư nhận chịu. Ngộ Ðạt rước về chùa, kính như bậc thầy, hết lòng cung phụng. Mỗi ngày sáng dậy, Ngộ Ðạt lấy nước nóng, rửa lau ghẻ lở, tuyệt đối không tỏ vẻ gì nhờm gớm cả. Sau một thời gian khá lâu, nhà sư từ giã ra đi, Ngộ Ðạt tỏ lòng quyến luyến, cầm cọng lắm lời, nhưng nhà sư không đổi ý. Thấy thế Ngộ Ðạt thiết tha xin theo để sớm hôm giúp đỡ, nhà sư cũng từ chối nốt, bảo rằng: “Trên đường danh đức, ông ngày sau sẽ được hiển đạt, ông nên ở lại, đừng nghĩ việc theo tôi mà phải trôi nổi bình bồng, mai một khả năng siêu tuyệt của mình”. Nhưng điều này nên để dạ: “Hãy cẩn thận trong khi hưởng thụ những phần hưởng danh dự, vì nó có thể làm tổn thương đạo niệm của mình. Tôi hết sức cảm nghĩa tốt của ông, vậy nếu sau nầy có bị tai nạn gì hãy nhớ qua đất Tây Thục, xứ Bành Châu, núi Trà Lung mà tìm tôi. Cứ đến lưng chừng núi, chỗ có hai cây tòng to tục gọi là “Song tòng lãnh” chúng ta sẽ gặp nhau”.

Dặn dò xong, nhà sư từ biệt, Ngộ Ðạt rơm rớm nước mắt, trông theo đến khi khất bóng mới quay gót trở về.

Ngày qua tháng lại, Ngộ Ðạt đến thời kỳ hiển đạt. Bấy giờ ở kinh đô, người người đều quen biết và khâm phục danh đức của Ngài. Một vị sư có tài, có đức, giảng pháp hay, hiểu biết rộng, tiếng tăm vang dậy khắp nơi.

Vua Ý Tôn qua nhiều lần thăm dò, trải bao cơn thử thách, mới chịu thỉnh Ngài vào cung giảng đạo. Cách ít lâu lại phong Ngài lên làm Quốc sư và ban cho một pháp tòa bằng gỗ trầm thơm quí. Danh vọng này còn danh vọng nào hơn! Một hôm, nhân lên ngồi trên ghế trầm, nghĩ mình tài đức ai bằng, vua kiêng, quan phục, trăm họ kính nhường, Ngộ Ðạt thấy thật không còn nấc thang nào cao hơn nữa. Lòng tự đắc dâng lên tột độ, bỗng nghe xây xẩm mặt mày, Quốc sư vội bảo đồ đệ dìu vào phương trượng, nằm mê man suốt hai ba giờ mới tỉnh lại. Cảm nghe trong mình khó chịu biết đã thọ bịnh, chợt rờ xuống gối nghe đau vén quần lên, thật là hết sức kinh ngạc. Một mụt ghẻ giống tạc như mặt người, có mày mắt, miệng, tai, mũi đủ cả. Ghê tởm quá! Kinh sợ quá! Quốc sư ngất đi, các đồ đệ kêu vực mãi mới mở mắt, bỗng nghe dưới mụt ghẻ nghiến răng, đau buốt thấu xương, khổ sở quá không phương gì cứu chữa. Các danh y và Quốc y đều được vua mời đến chữa cho Ngài, mà mỗi lần thoa thuốc men là mỗi lần chết giấc chớ không thấy thuyên giảm phần nào cả. Nhưng lạ, hễ mỗi lần đút thịt vào thì lại thấy mụt ghẻ ăn ngay và lại nghe trong mình êm ái dễ chịu. Thật là một quái bệnh xưa nay chưa từng thấy. Các danh y, quốc y đều thúc thủ lăn lóc chịu khổ sở mãi như thế đến hơn tháng trời, nằm nghĩ cuộc đời chả ra chi, thân như bọt nước thoạt có, thoạt không, thoạt còn, thoạt mất, đáng ghê sợ. Nhân nhớ đến vị sư bịnh khi xưa, ôn lại những lời dặn dò thiết yếu, Quốc sư sực tỉnh, bèn cố gắng một thân bị đau nhức, cắn răng lần mò qua đất Tây Thục, xứ Bành Châu.

Vất vả khổ sở suốt mấy tuần mới đến chân núi Trà Lung. Bởi đường dốc quanh co, nên mãi đến lúc hoàng hôn mới tìm ra được dấu. Kìa hai cây tòng đà lộ bóng, nhưng vị sư đâu chẳng thấy hình dạng; nếu không tìm gặp, thì đêm nay không khỏi dả thú nhai xương giữa chốn rừng núi hoang vu, không một bóng người thấp thoáng. Ngộ Ðạt đang ngơ ngác đoái nhìn bốn phía, lòng những lo sợ bồi hồi, thì may quá, hình bóng thân yêu và quen thuộc khi xưa của vị sư, bỗng hiện ra trong một gộp đá gần đấy. Một tiếng kêu rú thất thanh vì mừng, Ngài Ngộ Ðạt bất chấp đau đớn, chạy lại và leo nhanh lên gộp đá, ôm choàng lấy vị sư hỏi han rối rít. Khi bộc lộ hết những nổi vui mừng, khao khát của mình rồi, Ngài bèn kể bằng nước mắt sự khổ sở đau đớn của mình cho vị sư nghe. Vị sư thốt lời an ủi và dìu dẫn Ngộ Ðạt về Thảo am trên lưng chừng núi, Ngộ Ðạt thưa:

- Bạch Thầy, kẻ đệ tử đang lâm vào cơn khốn nạn, bức bách, khổ sở không còn bút mực nào tả xiết, xin thầy rủ lòng từ bi ra tay tế độ giúp cho đệ tử thoát nạn, ơn đức Thầy thật vô lượng vô biên.

Không hại gì, vị sư đáp, oan oan nghiệp chướng của ông đã vay từ nhiều đời về kiếp trước, ngày nay phải đến thời kỳ đền trả. Ông phải ẩn nhẫn trả xong mối nợ máu tiền kiếp ấy, mới có thể giải thoát được. Ðức Thế Tôn ta khi xưa còn thị hiện nạn gươm vàng đâm vế, ăn lúa ngựa thay, huống chúng ta là hạng người phàm phu làm sao mà thoát được. Nợ mình đã trả thì sẽ hết, nhưng cần thiết là đừng nên vay nữa mới được.

- Thưa thầy, thầy nói nợ máu là thế nào đệ tử không hiểu ra sao cả, xin thầy hoan hỷ giảng cho.

- Chuyện ấy rồi ông tất sẽ rõ, vì đã có người sẽ nói cho ông nghe giờ khắc rất gần đây.

Rạng ngày hôm sau, nhà sư dạy đồng tử dẫn Ngộ Ðạt xuống ngọn suốt dựa triền, lấy nước rửa ghẻ. Ðồng tử vừa toan khoát nước thì thoạt nghe tiếng thét từ trong ung thư phát ra: “Khoan, hãy khoan đã, ta có việc cần muốn nói với ông”.

Ngộ Ðạt và đồng tử đang cơn kinh ngạc, thì mụt ghẻ tiếp lời:

- Tiếng đồn ông là người học rộng, vậy ông đã từng đọc sách Tây Hán chưa?

- Ðã có xem qua vài lượt, Ngộ Ðạt đáp.

- Vậy ông có nhớ chuyện người Viên Án dèm tâu với vua Cảnh Ðế chém chết Triệu Thố ở phía đông chợ chăng?

- Nhớ lắm, nhớ lắm. Nhưng hỏi thế để làm gì?

- Chính ông là Viên Án còn Triệu Thố là tôi, ông giết tôi oan đến dường nào, ông có biết chăng? Thù ấy, oan ấy, thâm xương thấu cốt tôi đã từng mười đời theo dõi bên ông để tìm dịp báo oán, nhưng suốt mười đời ông luôn luôn làm bực cao tăng, tinh nghiêm giới luật, tôi đành ôm hận, nhưng quyết theo mãi, đến khi nào trả xong mối thù, đòi xong món nợ máu mới thôi. Mới vừa rồi, được dịp thuận tiện, ông vì vua kính chuộng, ban cho tòa trầm hương, phong làm đến Quốc sư, vinh quang hiển hách, do đó tâm danh lợi nổi lên, khí kiêu căng bừng khởi, khuyết phần đức hạnh, tôi mới nhân cơ hội đó làm hại ông để đòi món nợ nần trên. Ngày nay, nhờ Ngài Ca Nặc Ca Tôn Giả thương xót ra tay cứu giải cho ông, lại cho dùng nước Tam muội rửa tội, nhờ thần lực của Ngài khiến cho ông và tôi, từ đây oán hận không còn, cừu thù tan mất, vậy kính khuyên ông, hãy cố gắng tinh tấn tu hành và chúc ông vuông tròn đạo nghiệp. Tôi xin chào vĩnh biệt.

Ngộ Ðạt nghe xong, đầy mình mộc ốc. Ðồng thời với tay khoát nước rửa mụt ghẻ, nước vừa chạm đến thịt, Ngộ Ðạt nghe đau buốt thấu xương, ngất lịm hồi lâu. Khi tỉnh lại, mụt ghẻ đã lành da thịt liền lại như xưa, không chút vết sẹo nào. Quốc sư mừng quá đến chảy nước mắt, vội trở lên núi cảm tạ ơn dày của Tổ, tự thệ từ đó tinh tiến tu hành không dám chậm trễ nữa.

Tương truyền bộ Thủy sám ba quyển vốn tự tay Ngộ Ðạt viết ra để làm pháp sám sau khi lành bệnh.