Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

THA THỨ

Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”

Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”

Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”

Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết l...òng ra thương yêu họ.” Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”

Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”

Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”

Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Bắt đầu đăng ký Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần VII - 2012


Bắt đầu đăng ký Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần VII - 2012

GNO - Từ hôm nay 28-5, bắt đầu đăng ký trại sinh Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần VII - 2012.
download Download phiếu đăng ký tham gia hội trại(41,00KB)

 
Trại ca (Bài hát chính thức của Hội trại)
download Lời trại ca(256,02KB)
Nhằm tạo một sân chơi bổ ích, năng động, vui vẻ cho giới trẻ sau những ngày học tập và làm viêc căng thẳng, Tiểu ban Thanh thiếu nhi Phật tử TƯGH với sự hỗ trợ của Báo GIÁC NGỘ tổ chức Hội trại TUỔI TRẺ PHẬT GIÁO lần VII - năm 2012 với các nội dung như sau:

wwwT91.JPG
Hoạt động trò chơi nhỏ tại Hội trại Tuổi trẻ Phật giáo lần VI - 2011 - Ảnh: Bảo Toàn
1. Thời gian: Vào 2 ngày 28, 29 tháng 7 năm 2012 (Thứ 7 và Chủ nhật)
2. Địa điểm: Khu du lịch Madagouil, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.
3. Đối tượng tham dự: Thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh có tuổi từ 14 đến 32.
4. Đăng ký: Kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 12-7-2012 tại tòa soạn Báo Giác Ngộ - 85 Nguyễn Đình Chiểu - P.6 - Q.3 - TP.HCM. (Thời hạn đăng ký có thể kết thúc sơm hơn nếu số lượng trại sinh đã đủ). (Xin download phiếu đăng ký đính kèm phía trên)
5. Lệ phí tham gia trại: 300.000đ (Ba trăm ngàn đồng). Lệ phí bao gồm phí vào cổng khu du lịch, ăn uống, xe di chuyển, bảo hiểm du lịch, đồng phục, lều trại và chi phí tổ các hoạt động trong suốt thời gian diễn ra hội trại.
Mọi chi tiết xin liên hệ điện thoại: 08.39306982 (trong giờ hành chính) hoặc email:hoitraittpg@yahoo.com - Website: www.giacngo.vn

BAN TỔ CHỨC

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

"SÁNG TẠO BẢN THÂN" - Tác giả Lưu Dung: Một cuốn sách thắp đèn hướng thiện!


Con người chúng ta, ai cũng muốn mình là một bản thể riêng biệt, độc đáo, nổi bật, khác với tất cả mọi người khác. “Sáng tạo bản thân” là những lời dạy bảo, dẫn dắt con cái trên tinh thần cởi mở, dân chủ của một người cha, với nguyện vọng “Cuốn sách này không chỉ là muốn lớp trẻ biết đứng dậy, mà còn phải biết gánh vác. Từ cái “nhận” tiêu cực đến cái “cho” tích cực. Vượt qua nhược điểm của bản thân, sáng tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình!”. Nó bao gồm nhiều ví dụ từ cuộc sống của tác giả - Lưu Dung Trứ - một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã có nhiều năm giảng dạy trong các trường đại học danh tiếng nước Mĩ.


    Thông thường, những người có niềm đam mê đọc sách cũng không mấy hứng thú với các loại sách thuộc trường phái “giáo huấn”, “giáo điều”; bởi vì, chúng thường khô khan, cứng nhắc, thậm chí toàn là triết lý, ít ví dụ sinh động từ thực tiễn.

Tuy nhiên, trái với lẽ thông thường đó, “Sáng tạo bản thân” là một cuốn sách “giáo huấn”, nhưng ngay từ trang đầu tiên, từ lời giới thiệu, bạn sẽ có cảm giác bị hấp dẫn ngay lập tức.

Bắt đầu từ tựa đề của cuốn sách - SÁNG TẠO BẢN THÂN, dịch giả Văn Minh đã viết:
“ Trong “tác phẩm” của bạn, bạn đã sáng tạo ra những gì?
Bạn chỉ theo cách sống vốn có sẵn do người khác sắp đặt thôi ư? Sống nhạt nhòa qua ngày tháng như phần đông mọi người hay sao? Hay là sáng tạo ra một phong thái, một phong cách, một nghệ thuật sống, một hình tượng đặc trưng riêng của chính bản thân bạn…?
Bạn không nên tồn tại với cái “bản thân không khác gì với người khác”! Vì như thế bạn không sống được với con người thật sự của bạn!

Vậy thì, ngay từ bây giờ, bạn hãy suy nghĩ cho kì, tài năng thiên phú của bạn ở đâu? Điều kiện tốt nhất của bạn là gì? Quỹ thời gian của bạn còn bao nhiêu? Sau đó hãy quyết định phong cách của bản thân bạn, chọn lựa hướng đi của bản thân bạn, hãy sống với con người thật sự của bạn - SÁNG TẠO MỘT BẢN THÂN KHÁC! SÁNG TẠO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA BẢN THÂN! SÁNG TẠO BẢN THÂN CỦA BẢN THÂN!”

Con người chúng ta, ai cũng muốn mình là một bản thể riêng biệt, độc đáo, nổi bật, khác với tất cả mọi người khác. “Sáng tạo bản thân” là những lời dạy bảo, dẫn dắt con cái trên tinh thần cởi mở, dân chủ của một người cha, với nguyện vọng “Cuốn sách này không chỉ là muốn lớp trẻ biết đứng dậy, mà còn phải biết gánh vác. Từ cái “nhận” tiêu cực đến cái “cho” tích cực. Vượt qua nhược điểm của bản thân, sáng tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình!”. Nó bao gồm nhiều ví dụ từ cuộc sống của tác giả - Lưu Dung Trứ - một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã có nhiều năm giảng dạy trong các trường đại học danh tiếng nước Mĩ.

Trong đó có nhiều câu chuyện khá cảm động. Như “Tình thương không trách hận”
- Bạn có thể sẽ nói, con cái luôn yêu cha mẹ và luôn có sự cảm kích. Nhưng con trẻ phần lớn để ở trong lòng, không biểu hiện ra bên ngoài. Vấn đề là cái “có” và “không” này có gì khác nhau? Bên ngoài thì nói là yêu thích tranh của mẹ, nhưng sau khi nhận lấy thì lại gác vào xó xỉnh nào đó. Miệng nói yêu cha mẹ, nhưng không quý trọng thân thể của mình. Bên ngoài thì kêu cha mẹ đừng khổ cực kiếm tiền, nhưng ăn xài không biết tiết kiệm. Luôn miệng kêu mẹ phải giữ gìn sức khoẻ, nhưng lại gọi mẹ làm cái này làm cái kia. Điều này giống như đứng ở trên bờ kêu lớn “Có người chìm, cứu mau”, nhưng bản thân lại không xả thân cứu người.
Nhớ lại hồi nhỏ, có một bạn học mất mẹ từ thuở ấu thơ đến rủ tôi đi chơi. Khi cậu bạn đó nhìn thấy mẹ tôi chạy theo ra cửa đưa cho tôi chiếc áo len thì cậu ấy ngẩn ngơ cả nửa buổi. Lúc đó tôi nghĩ, điều này có gì đặc biệt đâu, mẹ nào cũng dặn dò con cái cần mặc áo ấm cả mà. Há biết, đó là vì tôi luôn “có”, vì vậy không biết quý giá cái “có”, còn cậu bạn tôi vì không có, nên thèm muốn, ước ao.
Cổ nhân từng thương cảm nói “con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”. Kỳ thực, nếu cha mẹ không sớm mất đi thì con cái làm gì không có cơ hội để phụng dưỡng cha mẹ? Đối với việc phụng dưỡng cha mẹ, hà tất phải đợi đến khi bản thân thành niên lập nghiệp? Những hiếu thuận thuở thiếu thời không phải là phụng dưỡng hay sao? Đáng tiếc là trên thế gian này, con cái sau khi đã làm cha mẹ, đã trải qua gian khổ, mới cảm thấy làm cha mẹ không dễ dàng, muốn quay lại báo đáp cha mẹ mình, nhưng con cái mình lại cần sự chăm sóc, nên lực bất tòng tâm. Đợi khi con mình đã lớn, bản thân có đủ vật chất và thời gian, thì cha mẹ đã ra đi vì tuổi già.
Vậy thì, cơ hội hiếu dưỡng song thân tốt nhất, há không phải chính là lúc thiếu thời hay sao?”

THẮP LÊN MỘT NGỌN ĐÈN cũng đem đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa:
“Trên thế gian này không phải những người được yêu nhiều là biết yêu thương lại người khác mà chính những người yêu thương người khác nhiều, mới biết yêu thương sâu sắc!
Cho đến một ngày, khi con trở thành cha mẹ, con mới hiểu tình yêu thương của cha mẹ là vĩ đại như thế nào.

Vì vậy, đêm nay cha thắp lên ngọn đèn này là mong rằng khi con quay về nhà trong bóng đêm tối đen và trong cơn gió bắc lạnh buốt, từ xa con có thể nhìn thấy ngọn đèn trước cửa nhà. Con có dám nói là khi con nhìn thấy quầng sáng vàng vàng trước cửa nhà, từ trong đáy lòng con không toả lên một tình cảm ấm lòng con?
Cha tin rằng, một ngày nào đó, khi con sống một mình, lúc con đi trên con đường tối như hôm nay, bước đến bậc thềm nhà mình, con sẽ nhớ lại ngọn đèn hôm nay của cha.

Sau này khi con kết hôn, lúc trở về trong đêm khuya lạnh lẽo, nhìn thấy ngọn đèn cửa đang sáng, con sẽ vui sướng thốt lên: Nhìn xem! Vợ mình đang thắp đèn cho mình, cô ấy đang đợi mình!
Sau này khi con có con, lúc con của con trở về nhà đêm khuya, con sẽ thắp lên ngọn đèn cửa cho con của con!
Sau cùng, con có thể nghiệm sâu điều này: Ở sau mỗi ngọn đèn cừa đều có một trái tim, thậm chí nhiều trái tim đang thắc thỏm lo âu!”.

Bên cạnh đó, trong tác phẩm còn những câu chuyện khá thú vị như: Giáo dục của gia đình Triệu Tiểu Lan; Khí chất và phong thái; Càng gian khó càng vươn lên, càng cháy to càng phát đạt; Kiên cường dưới sức ép; Có thử thách mới có tiến bộ; Phép lịch sự tối thiểu, Nghệ thuật diễn thuyết… Từ đó, không những lứa tuổi thiếu niên mà các bạn thanh niên cũng có thể rút ra nhiều bài học sâu sắc nhằm hoàn thiện bản thân, nhân cách, tạo cho mình bản lĩnh kiên cường, khí chất và phong thái cá nhân nhằm mở đường đi tới đỉnh cao thành công. Mời các bạn và các em cùng tìm đọc nhé!
Dương Thúy Chinh
Giới thiệu về nội dung
Sáng tạo bản thân- Một trong bộ ba tác phẩm best - seller nổi tiếng thế giới. Đây là bộ sách hay và hấp dẫn nhất trong các tác phẩm của nhà văn Lưu Dung đã được hàng chục triệu độc giả đón nhận trong suốt nhiều năm qua: gồm các bức thông điệp quý báu và hữu ích được kết tinh giá trị văn hoá nhân văn sâu sắc, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi nguồn tri thức.
Đây là những giá trị văn hoá Đông Phương gắn với tinh thần thực tiễn tâm lý học hiện đại. Mỗi câu chuyện trong tác phẩm sẽ giúp ích cho ban đọc những kiến thức thiết thực, hữu ích và cần thiết cho cuộc sống thường ngày.
Bộ sách là kim chỉ nam không thể thiếu trong đời để đạt được thành công và hạnh phúc. 
Mục lục:
Quà tặng tình yêu
Vì sao không nói "Không"?
Chúa lề mề
Con được bao nhiêu?
Lòng thông cảm
Lao động và tuổi tác
So sánh
Phép lịch sự cơ bản
Sức ép

Làm sao đăng ký Khóa tu mùa hè 2012 tại chùa Hoằng Pháp?


Khóa tu này dành riêng cho thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 tới 22 và được diễn ra từ ngày 8 đến 15-7-2012, theo thông tin từ Ban Tổ chức (BTC).
Khóa tu mùa hè Hoằng Pháp.jpg
Một trong những hoạt động tại Khóa tu mùa hè - Ảnh: Chùa Hoằng Pháp
Theo đó, giấy đăng ký khóa tu có dấu xác nhận của BTC sẽ phát tại văn phòng chùa Hoằng Pháp (xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) từ ngày 10-6-2012.
BTC cho biết, để khóa tu diễn ra tốt đẹp, ổn định và đảm bảo chất lượng tu học nên sẽ chỉ nhận 3.000 em và phải tới đăng ký trực tiếp, không nhận đăng ký qua email và điện thoại hoặc đường bưu điện. Khi đăng ký thì cha mẹ, người thân, hoặc người đại diện có thể đến đăng ký thay, nộp 2 hình thẻ 3x4.
Chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại website chùa Hoằng Pháp:http://www.chuahoangphap.com.vn.




Một số yêu cầu khi tham dự khóa tu, theo BTC:
·  Phải có giấy CMND photo để đăng ký tạm trú (bắt buộc)
·  Nên mặc quần áo lam (không bắt buộc theo kiểu mẫu nhất định)
·  Nên đem theo áo tràng lam (nếu có)
· Tập trung về chùa dự tu từ 7g đến 18g ngày 6-7 hoặc ngày 7-7-2012. Đến trước hoặc sau thời gian quy định BTC sẽ không nhận.
· Đặc biệt, không nhận thân nhân đi kèm với các em tham dự khóa tu.
· Phải dự tu trọn 7 ngày. Trường hợp về sớm phải có sự đồng ý bảo lãnh của gia đình
Phong Châu

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Hải đảo tự thân


Khi tâm ta an trú được nơi hải đảo của tự thân thì những ngọn gió của buồn đau, sầu khổ sẽ không thể thổi đi được sự bình an và phúc lạc của tâm hồn ta. Vì giữ được sự bình an và niềm phúc lạc cho nên ta có cái nhìn khoáng đạt và sáng suốt trước bất cứ những hoàn cảnh khó khăn, bất như ý nào.
Nếu ta đang có những buồn đau, những sầu khổ và ta muốn vượt thoát những buồn đau, những sầu khổ này thì cách hay nhất là ta nên nhận diện chúng. Ta nên nhận diện những tâm hành buồn đau, sầu khổ này một cách đơn thuần.
Nhận diện đơn thuần là cách mà chúng ta vượt lên trên sự đau khổ, sợ hãi và chuyển hóa được những tâm hành bất thiện. Khi đứng trước một điều gì thích ý tâm ta thường có khuynh hướng nắm bắt, chiếm giữ. Khi đứng trước những điều gì không như ý thì ta có khuynh hướng chối bỏ, đẩy chúng đi. Nhận diện đơn thuần là một phương pháp giúp cho tâm ý vượt lên trên hai khuynh hướng nắm bắt và chối bỏ, là con đường đưa tâm thức trở về lại sự bình an vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.
Luyện cho tâm mình có khả năng nhận diện những gì đang xảy đến với bản thân và đón nhận chúng như chúng phải là, như chúng đang là sẽ cho ta rất nhiều cơ hội để thấy được hải đảo của chính mình. Sẽ cho ta thấy được trong ta có một nơi yên tĩnh, bình an và phúc lạc. Nơi ấy ta có thể gọi là hải đảo tự thân.
Khi tâm ta an trú được nơi hải đảo của tự thân thì những ngọn gió của buồn đau, sầu khổ sẽ không thể thổi đi được sự bình an và phúc lạc của tâm hồn ta. Vì giữ được sự bình an và niềm phúc lạc cho nên ta có cái nhìn khoáng đạt và sáng suốt trước bất cứ những hoàn cảnh khó khăn, bất như ý nào. Vì có cái nhìn khoáng đạt và sáng suốt nên cách ta xử lý những tình huống luôn theo chiều hướng tích cực và tốt đẹp nhất.
Quay về và nương tựa nơi hải đảo tự thân là cách giúp cho ta giữ được sự tĩnh lặng, bình an và niềm phúc lạc của tâm hồn. Là nghệ thuật sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, sống hạnh phúc với cái đang là.
Pháp Nhật

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

HÃY LÀ HẢI ĐẢO CỦA TỰ THÂN - Viết bởi Tuệ Đức Thích Nhuận Hải



altKinh Hải Đảo Tự Thân (kinh 639 Tạp A Hàm) là một trong những kinh rất quan trọng được Đức Phật nói khoảng một tháng trước khi Ngài nhập Niết bàn. Trong kinh này Phật đã ân cần dạy các hàng đệ tử rằng: “Này quí vị! Chính tôi chẳng bao lâu nữa cũng sẽ ra đi, vì vậy quí vị phải thực tập làm hải đảo nương tựa cho chính quí vị, hãy biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp mà đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác”. Đây là những lời dạy vô cùng thâm thiết mà Đức Phật đã ân cần dặn dò với tất cả chúng ta. Chúng ta phải học hỏi và tu tập như thế nào để mình có thể là nơi nương tựa an toàn và vững vàng cho chính mình và những người xung quanh đó là tất cả những gì mà Đức Phật mong ước.
Biết được căn bệnh của con người vốn ưa vọng ngoại và chạy trốn chính mình nên Đức Phật đã dạy: “Hãy là hải đảo của chính mình, là nơi nương tựa cho chính mình”. Bởi vì nếu bao giờ ta chưa có khả năng sống với chính mình được thì ta sẽ không thể nào có được nguồn an lạc chân thật cả. Vì vậy học sống với chính mình để làm hải đảo nương tựa an lành cho mình và người là cả một nghệ thuật và công phu. Trong cuộc sống, chúng ta thấy có rất nhiều người không thể sống một mình, họ chỉ có thể sống được khi dựa vào người khác và những sự vật bên ngoài. Người và vật khác ở đây là sách báo, là tiểu thuyết, là điện thoại, là phim chưởng, là ti vi. Nếu không có những thứ ấy thì họ cảm thấy cô đơn, bất an vì vậy họ cầm điện thoại lên để nói cho dù câu chuyện không có gì là đáng nói cả. Hoặc nếu không gọi điện thoại cho ai được thì họ mở truyền hình ra xem, nếu trong truyền hình không có gì để xem thì phải đi tìm tờ báo hoặc một cuốn tiểu thuyết hay một cuốn sách, luôn luôn phải có cái gì đó để khỏa lấp để giúp cho mình đứng vững nếu không thì họ sẽ không sống nổi. Đây là căn bệnh của thời đại chúng ta. Thế giới ngày nay chế tạo ra nhiều tiện nghi vật chất nói là để giúp cho con người được mở mang kiến thức cũng như sống thoải mái hơn trong đời sống nhưng thật ra con người càng chạy theo những tiện nghi vật chất chừng nào thì càng đánh mất chính mình chừng ấy mà thôi. Năm món dục vọng là những miếng mồi câu con người vào trong đời sống quên lãng ố vô tâm và khổ đau mà chúng ta cần nên ý thức rõ để không bị vướng vào.
Người biết nương tựa hải đảo tự thân tức là người “Biết sống một mình” (ekavihari) nghĩa là sống mà không bị lệ thuộc, không bị ràng buộc nô lệ bởi các thứ trên. Tự họ có thể tạo ra niềm vui lành mạnh và an lạc cho chính họ, họ tiếp xúc được với sự sống mầu nhiệm ở trong họ. Người biết sống một mình cũng có nghĩa là người luôn sống trong chánh niệm và tỉnh thức ố họ biết an trú trọn vẹn trong mỗi giây phút của cuộc sống một cách sâu sắc và không tự đánh mất mình. Đây là bí quyết của sự tu tập. Chúng ta cần thấy rõ rằng sống một mình không có nghĩa là phải vào trong rừng sâu hay ở một mình một nơi thanh vắng mới gọi là sống một mình. Nếu ở trong rừng hay một nơi thanh vắng mà chúng ta không sống trọn vẹn và an lạc với chính mình, ta không an trú được với giây phút hiện tại thì ta vẫn được xem là sống hai mình như thường. Ngược lại nếu chúng ta sống trong đại chúng với tăng thân mà ta có hòa điệu có an lạc và có chánh niệm trong mỗi giây phút tức là ta cũng đang sống một mình. Cũng vậy khi ta đi vào trong chợ hay làm việc trong công sở mà ta có ý thức minh mẫn về chính mình và sự vật xung quanh, ta biết được những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại, năng lượng của chánh niệm có mặt và tỏa sáng giúp cho ta biết được ta đang đi, đang đứng, đang nói, đang cười, đang làm việc và ta sống trọn vẹn với những gì “đang là” lúc đó cũng chính là lúc mà ta đang sống một mình. Đó chính là những điều mà Đức Phật đã dạy trong kinh ố Bhaddekaratta Sutra ố kinh Người Biết Sống Một Mình. Đây là một trong những kinh quan trọng mà Đức Phật dạy về nghệ thuật sống chánh niệm và an trú trong giây phút hiện tại bên cạnh kinh Hải Đảo Tự Thân ố Trong kinh này Đức Phật có nói một bài kệ rất hay để tóm tắt nội dung kinh mà chúng ta nhiều người biết đến vì bài kệ rất nổi tiếng:
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tấn hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình.
(Majjhima Nikaja 131)
Người biết sống một mình chính là người sống có tự tin và làm chủ chính mình không để những phiền não và vọng niệm chi phối, là người quyết tâm tu tập để đạt được tự do, tự tại, để khám phá nội tâm mình, chấp nhận mình và sống sâu sắc từng giây phút với chính mình, với mọi người và mọi loài xung quanh.
Ước mơ hạnh phúc ố ước mơ trở thành một con người an lạc, giải thoát là ước mơ đầu tiên và cuối cùng ở trong tận chiều sâu tâm thức của tất cả chúng ta. Để đạt thành ước mơ thâm sâu đó thiết nghĩ mỗi người hãy tự mình dấn thân trên con đường tu tập Thiền quán ố mỗi người hãy trở về quán chiếu nội tâm mình ố Hãy làm cho tâm ý mình trở nên thanh tịnh, định tĩnh và sáng suốt qua công phu tĩnh tâm thiền quán và thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày của chính mình. Kinh Pháp Cú, Đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh, nhắc nhở chúng ta điều này:
“Cha mẹ hay bà con
Không ai làm gì được
Chính nhờ tâm hướng thượng
Đưa ta lên cao cả”.
(Pháp Cú, câu 43)
Đây là điều mà mỗi người cần ý thức để tự quyết định con đường cho chính mình, tự mình nỗ lực tu tập để xây dựng nguồn an lạc, hạnh phúc cho chính mình. “Hãy là hải đảo của tự thân, là nơi nương tựa vững chắc cho chính mình”. Phải chăng là tiếng gọi của Đức Thế Tôn luôn kêu gọi chúng ta thực hiện cho kỳ được ngay trong mỗi phút giây của đời sống hàng ngày. Bao giờ bạn có thể sống được với chính mình một cách trọn vẹn là lúc mà bạn có thể sống an lành và tự tại với tất cả mọi người và mọi loài quanh bạn. Đó chính là triết lý sống ố là con đường tu tập của chúng ta.

Tuệ Đức Thích Nhuận  Hải


Nguồn: http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/5173-hay-la-hai-dao-cua-tu-than.html

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Kinh Hải Đảo Tự Thân


Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt đang ở trong khu vườn xoài có nhiều bóng mát bên bờ sông Bạt Đà La ở nước Ma Kiệt Đà. Hồi đó hai vị tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên vừa nhập diệt không lâu. Hôm ấy là ngày rằm, có lễ bố tát tụng giới. Bụt trải tọa cụ, ngồi trước đại chúng. Sau khi đưa mắt quan sát, người cất tiếng:

"Nhìn đại chúng hôm nay tôi thấy một khoảng trống lớn. Đó là tại vì hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên đã nhập Niết Bàn. Trong giáo đoàn thanh văn của chúng ta, hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên là những người có tài năng đầy đủ nhất về các phương diện thuyết pháp, khuyên bảo, dạy dỗ và biện thuyết. Này quý vị, trên đời có hai thứ tài sản mà người ta thường ưa tìm cầu, đó là tiền tài và pháp tài. Tiền tài là thứ người ta chạy theo người đời để tìm cầu. Pháp tài là thứ người ta có thể đi tìm cầu từ hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên. Như Lai là người không còn tìm cầu gì nữa, dù là tiền tài hay pháp tài. Các vị đừng có vì sự kiện hai thầy Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên nhập diệt rồi mà ưu sầu và khổ não. Một cây đại thụ thì có đủ rễ, thân, lá, cành, hoa và trái, sum suê và tươi tốt, nhưng ta biết những nhánh lớn sẽ bị tàn lụi và gãy đổ trước những nhánh nhỏ. Cũng như trên dãy núi châu báu kia, đỉnh cao nhất lại là đỉnh sẽ sụp đổ trước. Trong đoàn thể đại chúng tu học của Như Lai, Xá Lợi Phất và Mục Kiện Liên là hai vị học giả lớn, vì vậy nếu hai vị có nhập Niết Bàn trước, đó cũng là chuyện đương nhiên. Cho nên tôi mới khuyên quý vị là chớ nên sinh tâm ưu sầu và khổ não. Tất cả các hiện tượng nào có sinh khởi, có tồn tại, có tác dụng trên các hiện tượng khác, nói khác hơn là tất cả các pháp hữu vi, đều phải theo luật vô thường để đi đến hoại diệt. Muốn cho chúng còn mãi còn hoài mà không hoại diệt, đó là một chuyện không thể xảy ra. Tôi đã từng nhắc nhở quý vị nhiều lần rằng tất cả những gì ta trân quý hôm nay ngày mai thế nào ta cũng phải buông bỏ và xa lìa. Chính tôi chẳng bao lâu nữa cũng sẽ ra đi. Vì vậy quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác  hay  một  ai  khác. Điều này có nghĩa là thực tập an trú trong phép quán niệm nội thân trong nội thân, sử dụng các bài tập một cách chuyên cần để nuôi dưỡng chánh trí và chánh niệm, để điều phục và chuyển hóa những đam mê và âu lo trên đời, và cũng có nghĩa là thực tập an trú trong phép quán niệm ngoại thân trong ngoại thân, sử dụng các bài tập một cách chuyên cần để nuôi dưỡng chánh trí và chánh niệm, để điều phục và chuyển hóa những đam mê và âu lo trên đời. Đó gọi là phép quay về nương tựa hải đảo tự thân để nương tựa nơi hải đảo tự thân, quay về nương tựa nơi hải đảo chánh pháp để nương tựa nơi hải đảo chánh pháp mà không nương tựa vào một hải đảo nào khác hay nơi một vật nào khác."
Nghe Bụt dạy kinh này, các vị khất sĩ đều vui mừng làm theo. (CCC)


Kinh Hải Ðảo Tự Thân: Kinh này dịch từ kinh 639 của bộ Tạp A Hàm (99, tạng kinh Ðại Chính). Có thể tham khảo Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya V, 152) và kinh Du Hành (kinh số 2 của bộ Trường A Hàm) do các thầy Phật Ðà Gia Xá và Trúc Phật Niệm dịch vào đầu thế kỷ thứ năm (1, tạng kinh Ðại Chính). Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
Nguồn: http://langmai.org/tang-kinh-cac/kinh-van/kinh-van/kinh-hai-dao-tu-than

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Chỉ có pháp hiện tại

Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.

Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay, nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai.
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.

Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi nhất dạ hiền
Bậc an tịnh trầm lặng"
.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Chào mừng tuần lễ Phật Đản với bộ sách Phật Pháp Ứng Dụng


 Trong tuần lễ Phật Đản, không khí tại các chùa trên khắp cả nước  rất nhộp nhịp. Đây là một ngày lễ lớn của Phật giáo, tôn giáo lớn nhất của Việt Nam. Nhân dịp Phật Đản, Thaihabooks xin giới thiệu với các bạn bộ sách Phật pháp ứng dụng của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm:


1- An lạc từ tâm


Hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ cùng bạn xem xét các khía cạnh khách quan khiến con người không được hạnh phúc như: sinh, lão, bệnh, tử là khổ, oán thù phải gặp gỡ, ân ái phải biệt li, phiền muộn do thân tâm mang lại... và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp lớp mây mù gây nên đau khổ, không những cho chúng ta biết lí do tại sao con người đau khổ mà còn chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm "hạnh phúc đích thực". 
2- Tu trong công việc
 
 
 
Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là nội dung đã được chỉnh lý, hoàn thiện từ những tiết mục đó với mong muốn đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong môi trường công sở theo trí tuệ Phật giáo. Đọc Tu trong công việc bạn sẽ thấy Pháp sư tuy là một người xuất gia nhưng những lời khuyên của Ngài không hề nặng nề, giáo điều mà rất thực tế và dễ áp dụng. Cuốn sách đặc biệt hữu dụng cho những người trẻ tuổi đang làm việc trong môi trường công sở, nhà máy.
3- Buông xả phiền não
 
Cuốn sách gồm: phần thứ nhất, Hòa thượng bàn về nguồn gốc của phiền não; từ phần thứ hai đến phần thứ sáu, Ngài thảo luận kỹ năm loại phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi - chính là năm độc mà Đức Phật đã nói - đồng thời Ngài cung cấp cách giải quyết những phiền não này để có được an lạc, từ tâm.
 
 
 
Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, súc tích, Ngài đã cho thấy con người chúng ta vì quá tham lam, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình nên mãi không chịu xả bỏ để có được an lạc, hiện tiền.
 
4- Tìm lại chính mình
 
 
 
Tìm lại chính mình là một trong những tác phẩm hay của pháp sư Thánh Nghiêm, liên quan mật thiết đến đời sống tâm linh của con người hiện đại. Là bậc thầy hướng dẫn đời sống tâm linh, pháp sư không chỉ bàn luận đến thành công và trưởng thành của mỗi cá nhân mà còn mở rộng tầm nhìn cho mỗi người.... Ngài cho rằng trưởng thành của mỗi cá nhân chính là sự trưởng thành của cả nhân loại, thành công của cá nhân chính là thành công của toàn xã hội, cá nhân và tập thể không mẫu thuẫn đối lập mà tác động qua lại, bổ trợ cho nhau.
 
5- Giao tiếp bằng trái tim
 
 
 
 
Với lời lẽ mộc mạc chân thành, dễ hiểu, pháp sư khuyên chúng ta làm bất kì việc gì, tiếp xúc với bất kì đối tượng nào cũng với lòng thành thật đi ra từ trái tim, có thái độ bao dung, trọng chữ tín để kết giao với mọi người, lấp đầy hố sâu ngăn cách. Pháp sư nói "chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ giữa người với người." Pháp sư cũng chỉ dẫn những cách vận dụng trí tuệ Phật giáo vào đời sống thực tế nhằm mang lại lợi ích cho chúng sinh. Và đó cũng là điểm nổi bật mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong các tác phẩm của Pháp sư Thánh Nghiêm.
 
6- Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm
 
 
 
 
Cuốn sách này đề cập đến những vấn đề nghi hoặc khó hiểu thường gặp trong công việc, cùng với đó là sự phá cách về cách đặt câu hỏi, cách vào đề thực dụng nhất, trực tiếp nhất. Mặc dù công việc thiên biến vạn hóa, thay đổi nhanh chóng như thế nào, khi có thiền pháp làm phương pháp an định nhân tâm thì dù gặp kẻ có lòng tham, kẻ hay nghi hoặc, ta đều có thể giữ được tâm thiền, trong lòng luôn cảm thấy thanh tịnh, công việc không còn bó hẹp trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nữa, mà ta sẽ mở ra chân trời mới. Hãy để chúng ta đi làm bằng thiền tâm, để tinh thần càng sảng khoái hơn! Hy vọng rằng sau khi tất cả các vấn đề được hóa giải bằng thiền tâm thì mọi phiền não trong công việc đều trở thành một phần kiến thức của cuộc sống.
 
7- Bình an trong nhân gian
 
 
 
Cuốn sách được chia thành ba phần:
1/An tâm, an thân, an gia, an nghiệp;
2/Mạch sống giáo dục;
3/ Đối diện tương lai.
 
Tất cả đều là nội dung được ghi lại trong các buổi thuyết giảng của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm ở Đài Loan, Mỹ và một số quốc gia khác. 
 
8- Tình thế gian
 
 
 
Cuốn sách nhỏ này tập hợp hơn 70 câu hỏi xoay quanh các chủ đề: mối quan hệ bình đẳng nam nữ, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu… được Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm giải đáp với cái nhìn Phật giáo, đầy trí tuệ mà vẫn vô cùng gần gũi. 
9- Thành tâm để thành công
 
 
Bộ sách là tập hợp những lời giảng của bậc chân sư về những thứ rất gần gũi với chúng ta như cách sử dụng người tài, luân lý làm việc nơi công sở, cách sống trong thế giới mới… Cuốn sách này dành cho mọi người, từ nhân viên công sở đến lãnh đạo, từ người trẻ đến người già, những ai vẫn còn đang tìm lối đi cho riêng mình.
 
 
Để đặt mua bộ sách này, bạn có thể gọi đến Nhà sách Bản Quyền – 119C5 Tô Hiệu theo số điện thoại: 04 62813638 hoặc Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 08 62761719.
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!