Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tại sao ăn gạo lứt lại khỏe hơn?


Phần lớn người ăn cơm không bao giờ dùng đến gạo lứt. Họ thường xem đó là thực phẩm nhà quê hoặc cho gia súc ăn. Tuy nhiên những bước chuyển biến về thực phẩm sức khoẻ hiện đại đã chứng minh rằng ngũ cốc chưa qua xử lý bao gồm cả gạo lứt tốt cho sức khoẻ hơn là gạo xát trắng. Chắc chắn một điều rằng trong hàng ngàn năm qua, con người đã ăn gạo lứt  cho đến khi cỗ máy xát gạo trắng phức tạp được phát minh ra vào năm 1860 ở Scôtlen.
Cấu trúc hạt gạo lứt
Vậy những lý do nào đằng sau gạo xát trắng? Tờ Hinduism ngày nay đã hỏi Tim O’Donnel, Phó Giám đốc phu trách bán hàng và tiếp thị ở Nông trại gia đình Lundberg, một công ty của người California chuyên sản xuất gạo hữu cơ. Ông nói nguyên nhân chính là tự bản thân cuộc sống, Gạo trắng giữ được lâu hơn gạo lứt và vì vậy giúp công ty kiếm được nhiều tiền hơn.
Vài thế kỷ qua, người ta trở nên thích độ mềm mịn của gạo trắng cũng như thời gian nấu cơm ngắn hơn. Gạo trắng cũng rẻ hơn, bởi vì những nhà máy sản xuất  được tối ưu hoá để sản xuất ra nó. Trang bị thêm những thiết bị làm gạo lứt tốn kém thêm chi phí.
Trong khi gạo trắng cũng có một khởi đầu khó khăn vào năm 1897, nó cũng được xem như là nguyên nhân gây ra bệnh phù thủng, một căn bệnh chết người tiềm tàng do thiết vitamin B1, vốn đã bị loại ra trong quá trình xử lý. Các công ty đã đối phó lại dưới áp lực của chính phủ, bằng cách bổ sung các chất này vào gạo. Họ đã trộn thêm các vitamin tự nhiên, nhưng không phải là tất cả các loại dưỡng chất cần thiết, bao gồm cả những chất xơ quan trọng. Một mối nguy hiểm khác của gạo trắng là nó có thể gây ra bệnh tiểu đường. Và đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng lại kém an toàn hơn gạo lứt vì nó bẻ gãy glucose nhanh hơn gạo lứt, gây ra phản ứng tiết insulin mạnh mẽ hơn
CÁC GIAI ĐOẠN      CỦA HẠT GẠO
Thóc
Hạt thóc
Ra khỏi thân cây lúa, gạo có hẳn một lớp vỏ bên ngoài không ăn được. Có hơn 100.000 loại gạo với nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau
Gạo lứt
Hạt gạo lứt
Qua quá trình xử lý tối thiểu của máy móc, hoặc giã tay, ở một vài khu vực người ta trãi gạo lên đường và để cho các phương tiện giao thông đi qua, lớp vỏ sẽ tách khỏi phần cốc bên trong và được loại bỏ qua quá trình sảy hoặc quạt để lại hạt gạo lứt.
Gạo xát trắng
Hạt gạo trắng

Sau khi bỏ đi lớp vỏ, gạo được xay để bỏ lớp cám (lớp cám nâu này nằm ngay bên dưới lớp vỏ) và mầm gạo(sự sống của hạt gạo sau này sẽ mọc thành cây lúa). Qua quá trình xay gạo, máy móc sẽ đánh bóng hạt gạo dưới áp lực. Tất cả các loại gạo lứt sau quá trình xử lý sẽ biến thành gạo xát trắng. Quá trình này loại bỏ năng lực của sự sống cùng với hầu hết chất dinh dưỡng và hầu hết các chất xơ.  Để bù lại, 90% các công ty Mỹ đã làm giàu gạo trắng bằng những chất dinh dưỡng dưới dạng bột  trong nổ lực thay thế những gì họ đã lấy đi.  Nhưng nếu hạt gạo được rửa trước khi nấu, như ở Ấn độ thì phần bột thêm vào sẽ bị mất đi. Nhiều chất dinh dưỡng khác cũng được loại bỏ qua quá trình xay xát, điều quan trọng này thì các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu hiểu thôi. Cuối cùng, chỉ còn lại 55% trọng lượng và dinh dưỡng từ hạt thóc ban đầu.
gao lut mam

gạo lứt mầm
CHÚNG TA HÃY XEM SỐ LIỆU BÊN DƯỚI
Dữ liệu bên dưới cho thấy sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng giữa gạo trắng  đã được làm giàu và gạo lứt chưa qua xử lý. Thậm chí quá trình làm giàu được quy định bởi luật pháp ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Ấn độ, cũng vẫn có những sự khác biệt rất lớn. Gạo lứt nhiều hơn 349% chất xơ, 203% Vitamin E, 185% B6 và 219% Magiê. Với hàm lượng protein nhiều hơn gạo trắng 19%, gạo lứt tỏ ra là một loại thực phẩm cân bằng hơn. gạo trắng cũng chứa đựng 21% thiamin, B1 được bổ sung qua quá trình làm giàu. Điều đáng lưu ý hơn cả là gạo lứt có chỉ số Glycemic, 55 so với gạo trắng là 70, hoặc thậm chí là với quá trình xử lý bổ sung chất dinh dưỡng, sau khi nấu chín tới chỉ số này là 87. Sự tiến triển của bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với sự tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số Glycemic cao.
Bảng so sánh giữa gạo lứt (xay) & gạo trắng (giã):
Tên các chất
Gạo lứt (mg%)
Gạo xát trắng (mg%)
Tác dụng của từng chất
Chất đạm
7190
5470
- Tạo các tổ chức mới, nhất là đối với trẻ em thời phát triển cấu tạo tế bào để thay thế và bù lại tế bào hao mòn.
- Thiếu thì sức phòng chống bệnh kém, người ốm yếu.
Chất béo
30200
600
- Chống áp huyết cao, giảm colestron trong máu và hạ thấp huyết áp.
Chất bột
70520
65400
- Làm cơ thể sinh trưởng, nảy nở, giảm được sự biến hóa của chất béo, chất đạm.
Vitamin B
500120
500
- Thiếu thì sinh bệnh tê phù.
Vitamin B2
60
33
- Làm đẹp người - Thiếu thì ngưng trưởng thành, sinh các chứng bệnh viêm nhiễm ở môi, miệng.
Vitamin B6
620
37
- Có nhiều trong mầm gạo.
- Chữa bệnh viêm ngoài da, xơ cứng động mạch.
Vitamin B12
0,0005
0,00016
- Tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tham gia chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm. Tác dụng tạo máu và có hiệu lực đối với biến loạn của các thương tổn chấn thương thần kinh.
Vitamin B15
0,13
Vết
- Chống xơ mỡ động mạch, hạ coresteron.
Tiền sinh tố A
(+)
(-)
- Cần cho sự phát triển của xương và các tổ chức khác, làm mắt thêm tinh. Thiếu thì khô mắt quáng gà, xương ngừng phát triển.
Tiền sinh tố C
35-36
11-37
- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, dai sức, chống các bệnh nhiễm trùng, làm vết thương chóng lành, chữa chảy máu.
Vitamin E
(+)
(-)
- Thiếu thì khó có thai, tinh lực kém. Làm cơ thể trẻ lại, cường tinh, chữa ung thư có kết quả.
Vitamin K
10000
1.000
- Cần cho đàn bà, làm huyết trong lành. Thiếu thì chậm đông máu.
Colin
1124
590
- Thiếu thì sơ cứng động mạch, huyết áp cao. Chữa đau thận.
Kali
1240
340
- Cần cho tế bào và sự tuần hoàn máu. Nếu kali trong máu giảm thì gây truỵ tim mạch.
Natri
275
158
- Lượng Natri và kali có trong thức ăn là yếu tố then chốt tạo nên sinh khí cho cơ thể; giúp thần kinh nhạy cảm với những kích thích và giúp các xung đột thần kinh tỏa ra các cơ, làm cơ co lại, kể cả cơ tim; duy trì sự cân bằng nước ở thể dịch trong cơ thể.
Canxi
21
17
- Cần cho răng và xương. Thiếu thì còi xương, chậm lớn, dễ bị mềm xương, rụng răng, khó cầm máu.
Photpho
352
186
- Bồi bổ thần kinh, liên kết với canxi cấu tạo răng, xương, cần cho tế bào thần kinh.
Magiê
75
60
- Đẩy mạnh sự phát triển cơ thể.
Xilen
(+)
(-)
- Ngăn không cho các u ung thư phát triển.
Chất xơ
1000
300
- Kích thích ruột co bóp, nhuận tràng.
A. Nicotinic
4000
1000
- Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, viêm đại tràng, miệng, phổi, ỉa chảy, nhức đầu.
B. Pholic
20
16
- Chữa bạch huyết, u nhọt ác tính. Thiếu thì gây thiếu máu.
A. Pangto tonic
1520
750
- Làm cho vỏ não tốt lên. Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, bạch huyết, u nhọt ác tính. Là nhân tố đẩy mạnh sự trưởng thành.
A. Phitin
240
14
- Tăng thu động ruột và dạ dày, loại chất độc qua đường bài tiết.
A. Paraamito benzoic
32
14
- Trẻ, thanh thoát, tiêu đàm, chữa hen suyễn.
Bictin
12
5
- Thiếu thì sinh viêm dạ dày, rụng tóc, đi bộ khó khăn.
Inoziton
111400
11000
- Giúp cho nhu động ruột của dạ dày, ruột trở nên bình thường.
Nai-amin
Nhiều
(-)
- Phòng loét dạ dày mãn tính.
Glutation
(+)
(-)
- Phòng bụi phóng xạ.
Hoocmon
(+)
(-)
- Thành phần chủ yếu là uresetta chữa thần kinh mất tự chủ, không nhịn ỉa đái được.
Men
(+)
(-)
- Đem lại hoạt tính cho tế bào.
Gama etizanom
(mới phát hiện)
(+)
(-)
- Điều khiển chức năng thần kinh trung ương.


Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Gạo lứt rang ăn liền


Có thể bạn chưa biết
Yêu cầu quan trọng trong dinh dưỡng con người là NHAI CÀNG KỸ CÀNG TỐT, vì nhai kỹ giúp tiêu hóa dễ dàng và hấp thu tối đa chất bổ của thức ăn.
----------------------------------

Vài năm trở lại đây, để tiết kiệm thời gian, thay thế các bữa ăn nhanh, lại có tác dụng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ bệnh lý, gạo lứt rang trở thành món ăn được ưa chuộng phổ biến.
       Nói đến tác dụng của gạo lứt và gạo lứt rang thì có nhiều vô cùng, nhưng phổ biến nhất, đó là một món ăn cân bằng âm dương, gạo lứt đỏ dương, hạt vừng âm,với tỉ lệ trộn hợp lí. Khi ăn vào, bạn sẽ ngay lập tức thiết lập được trạng thái cân bằng, dù bạn đang ở hoàn cảnh nào, trạng thái sức khỏe nào, thử giấy quì sẽ cho thấy quì chuyển sang xanh, nước bọt của bạn đã trở nên kiềm nhẹ, cơ thể bạn đang dần chuyển trạng thái dương. Với trạng thái này, cơ thể bạn sẽ có một trạng thái dễ chịu, nhiều năng lượng, muốn hoạt động, có thể dùng để khởi đầu cho một ngày mới hoặc những lúc đang mệt mỏi, ho, cảm, yếu mệt, đang chống chọi với các bệnh lý mãn tính.
        Khi nhai gạo lứt rang từ 120-200 lần, loại hạt giòn này sẽ chuyển hóa thành một loại nước ngọt ngào, thơm ngon vô cùng và dễ dàng hấp thu vào dạ dày. Hoạt động này vừa giúp cho tâm trí của bạn được nghỉ ngơi, giãm stress  lại còn giúp ích cho dạ dày hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng đã rất cân đối, đầy đủ trong gạo lứt.
        Gạo lứt rang ăn liền cung cấp lipit, gluxit, chất xơ, khoáng, vitamin B1m Omega 3, 6, 9. Phòng chống loãng xương, viêm khớp, bệnh về tiêu hóa, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Được dùng như là một món ăn fastfood hàng ngày bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày, thay thế bữa ăn để giảm cân. Là chế độ ăn lý tưởng cho bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, viêm khớp, viêm thận… Đặc biệt thích hợp cho người hoạt động nhiều về thể chất và tinh thần.
Gạo lứt được biết đến là “hạt của sự sống”
Khi mang hạt gạo ngâm vào nước nóng già (3 sôi 2 lạnh), hạt sẽ nảy mầm vì hạt gạo lứt còn nguyên mầm gạo, phần tinh túy, phần hồn của cốc loại này. Ngoài ra, lớp vỏ cám bên ngoài cũng rất độc đáo với hàm lượng dinh dưỡng cân đối, đầy đủ cho nhu cầu cơ bản của con người.
Gạo lứt nảy mầm
Chúng ta thường xuyên bị thiếu hụt những loại vitamin rất cần thiết như vitamin B1, B12, gluxit, canxi đều có mặt một cách tự nhiên ở đây. Thiếu chất là 1 trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh mãn tính như tiểu đường, loãng xương, viêm khớp, tim mạch, ung thư, vả vì chúng ta từ chối món quà từ thiên nhiên này.
Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản năm 2000: gạo lứt ngâm 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lứt ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng".
Gạo lứt nảy mầm chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
hạt nảy mầm
Một kết quả đáng ngạc nhiên nữa là các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lứt có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ. Gạo lứt nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn mang lại một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.

KINH LĂNG NGHIÊM giảng giải 06 - Thầy Thích Tuệ Hải