Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ngày gửi: 29-04-2014

Câu hỏi:
Mô Phật, con chào thầy! Con có câu hỏi nhờ thầy giải thích con hiểu thêm, trong Pháp Cú có câu:
"không nên nhìn lỗi người/ làm gì hay không làm/ nên nhìn lỗi chính mình/ có làm hay không làm".
Vậy khi thấy người khác làm việc có lỗi con nói người ta làm sai rồi nên sửa lỗi đi, nhưng người đó không sửa, vậy con có phải là nhìn lỗi người rồi chỉ trích không?
Con cảm ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Ý câu Pháp Cú này là nên biết lỗi mình hơn là chỉ lo nhìn lỗi người khác. Nhìn lỗi người ở đây có nghĩa là "bới lông tìm vết" để chỉ trích, phê phán, còn vô tình thấy lỗi người mà góp ý xây dựng với tình thương yêu lại là khác. Tâm lý con người là không thích ai chỉ trích lỗi mình, do đó nếu có góp ý thì phải hết sức tế nhị, nếu chạm tự ái của họ thì chỉ phản tác dụng thôi. Nhưng cho dù là thiện chí thì cũng chỉ nên nhìn lỗi mình hơn là tìm lỗi người khác.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Ngày gửi: 12-04-2014

Câu hỏi:
Trên lý thì con thấy được tất cả pháp do duyên sinh là như vậy, nhân như vậy, quả như vậy... nên các pháp là như vậy, không có gì phải than van, đối phó hay bất mãn cả. Nhưng khi đụng phải tình huống thực tế trong cuộc sống thì con lại muốn can thiệp, phê phán, kiểm duyệt và giải quyết sao cho tốt đẹp hơn. Xin thầy chỉ cho con còn sai ở chỗ nào? Thành kính tri ân thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Trên lý thì con thấy khá đúng, nhưng khi đụng sự thì con vẫn còn phân biệt giữa lý tưởng và hiện thực. Khi nào còn lý tưởng - còn cho là, phải là, sẽ là… thì chưa thể thấy như thị - pháp như nó đang là.
Thực ra trong cái hiện thực đang là pháp vẫn luôn hoàn hảo, chỉ có vọng thức mới thấy pháp không hoàn hảo mà thôi. Hoàn hảo khác với hoàn mãn, chính vì cầu toàn ở bên ngoài nên con người luôn muốn có một sự hoàn mãn lý tưởng, và từ đó mới thấy cái đang là không hoàn hảo như lý tưởng của mình, mà không biết rằng sự hoàn hảo nhất lại đang ở ngay nơi sự bất toàn của cái đang là. Hoàn hảo ngay nơi sự bất toàn là sự sống, còn hoàn hảo nơi sự hoàn mãn là đã chết mất rồi.
Thực ra chẳng có gì hoàn mãn, hoàn mãn chỉ là sự hoàn hảo trong lý tưởng sẽ là… mà đúng hơn chính là vọng tưởng. Chỉ có sự hoàn hảo ngay nơi thực tại đang là, dù đó là hiện thực bất toàn - hiện thực trong tự tánh “bất toàn rất hoàn hảo” chứ không phải là ý niệm “không hoàn hảo” mà lý trí cho là… và nghĩ rằng nó phải là… hoặc sẽ là… Nói tóm lại, không phải cầu toàn ở bên ngoài mà chỉ có sự hoàn hảo trong thái độ tâm có chứng nhập pháp tánh như thị hay không mà thôi.
Thực tế cuộc sống sẽ giúp con buông lý để vào sự cho đến khi sự sự vô ngại mới thật là thong dong tự tại.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Ngày gửi: 31-03-2014

Câu hỏi:
Con chào thầy ạ, Thưa thầy con xin diễn tả trạng thái của con ạ. Quả thật con giờ như người bình thường, vui, buồn, tham, sân, si... tất cả đều thoải mái đến, rồi 1 lúc sau lại biến mất. Đau ốm cũng khác, mệt mỏi cũng khác, ăn cũng khác,... tất cả đều khác. vì con lúc nào cũng cảm giác thoải mái an vui mà con không tài nào hiểu được, mà con cũng không cần hiểu. Cuộc sống ra sao thì con cũng như vậy, cứ an vui trước mọi sự việc của pháp vô thường... sắc thân hiện biết hiện, cảm thọ hiện biết hiện, pháp trần hiện cứ hiện, cứ vậy chẳng cảm thấy ra sao hết. Con lấy ví dụ đơn giản khi con đang ngồi viết thư cho thầy, con cứ viết còn có cái rỗng lặng thì cứ ở trên đầu con ... Con cũng chả biết tả như thế nào. Con nhớ trước đây con dính mắc nhiều lắm, con cứ suốt ngày trong đầu lúc nào cũng nhớ, nghĩ về đạo, lúc nào cũng tìm tòi xem tính biết là gì, lúc nào cũng khúc mắc ngồi thiền lâu, khúc mắc đủ thứ trên đời... giờ thì con chả có gì để mà bấu víu khúc mắc, thậm chí đến suy nghĩ về tính biết, về đạo Phật cũng ít, ngồi thiền thì con cũng chẳng có động lực ngồi để tìm hiểu... giờ con cứ ra sao ý thầy ạ! Tự dưng con tụt dốc không nghĩ nhiều về đạo Phật như trước và đổi lại con lại có sự an lạc, hưng phấn, trước nghĩ nhiều lúc nào trong đầu cũng đạo Phật, giờ thì ít hơn rất nhiều... con cũng chẳng biết lý giải theo kinh sách, con chỉ nói những biểu hiện của con... mong thầy chỉ giúp cho con. Con cảm ơn thầy nhiều ạ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Bận tâm vào Đạo cũng sai, không quan tâm vào Đạo cũng sai, chỉ như thế nào thấy rõ như vậy là được.

Ngày gửi: 31-03-2014

Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Trong 1 câu hỏi gần đây của 1 đạo hữu hỏi về sự mất ngủ. Con cũng bị tình trạng giống vậy. Thần kinh con bị yếu. Cũng có những khi con ngủ được, nhưng cũng có những khi có người vào phòng là con choàng tỉnh ngay.
Khi con ngủ chỗ lạ, dù con nhắm mắt nhưng tâm con luôn để ý mọi sự việc xung quanh (hoạt động, tiếng động...). Không biết là có cách nào làm cho thần kinh mình ổn định hay vững vàng hơn không thầy? Con cám ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thường biết thư giãn, buông xả và chỉ trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình, chú tâm vào những hoạt động của thân hành, cảm giác, cảm xúc, động thái tâm trong quan hệ với môi trường xung quanh, như khi đi trọn vẹn biết đi với cảm giác, cảm xúc, tâm thái... ra sao, khi ăn trọn vẹn biết mọi động tác đang diễn ra nơi thân tâm v.v... đừng bận tâm đến chuyện khác thì dần dần con sẽ lắng dịu, không còn căng thẳng nữa.

Ngày gửi: 31-03-2014

Câu hỏi:
Thưa thầy, giờ mỗi lần con định hỏi câu gì, con lại khựng lại vì vài lý do:
1. Đôi khi con thấy các câu hỏi chỉ mang tính lý trí, thỏa mãn nhu cầu "trao đổi trí thức".
2. Qua kinh nghiệm con thấy con có thể tự mình chiêm nghiệm và trả lời được các câu hỏi của mình, tự nương vào cái sáng suốt tự thân trong tánh biết của mình được.
Nghĩ lại trước đây con làm phiền Thầy về các câu hỏi tri thức quá, con cũng định hỏi thầy về các giác quan, pháp tánh, pháp tướng... Nhưng giờ thì không cần nữa, con chỉ quan sát thân tâm như lời Thầy dạy thôi. Kính chúc thầy sức khỏe, an lạc.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Sādhu, lành thay, đúng vậy. Thầy cũng ít trả lời những câu hỏi mang tính góp nhặt kiến thức ch để thỏa mãn lý trí, mất thì giờ vô ích, thầy chỉ trả lời những câu hỏi có nhu cầu thiết thực nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi trong đời sống thực tếsao cho tùy duyên thuận pháp thôi.

Ngày gửi: 30-03-2014


Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con có giác quan rất thính, nhưng đó là nỗi khổ của con, vì nó làm con không thể ngủ được khi có tiếng động gì dù rất nhỏ vẫn làm con bị tỉnh giấc bất ngờ. Con đã đọc qua câu trả lời của thầy cho một bạn có câu hỏi tương tự, nhưng con vẫn không thể đưa tánh nghe quay vào bên trong được vì tiếng động đó quá bất ngờ. Xin thầy cho con lời khuyên.
Còn một việc nữa con cũng cảm thấy bế tắc trong chuyện thực hành là, khi mình để cho tâm sân của mình cứ bộc phát để quan sát mà không kềm nén thì tâm sân ấy lại quá dữ dội, kinh khủng và để lại hậu quả khó lường. Như vậy, thật ra để cho các tâm cứ thế sanh khởi để quan sát là nên hay không nên? Xin thầy dạy con cách thực hành đúng đắn vì có những lúc khó mà quan sát một cách trong sáng được.

Con kính tạ ân thầy đã chỉ dẫn con đường tu tập cho con! Con xin chúc thầy những điều tốt đẹp nhất!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

1) Đó là do thần kinh con bị yếu mới nghe tiếng động nhỏ thành lớn. Khi thần kinh con ổn định thì con có thể ngủ dù có tiếng động, nhưng khi thần kinh suy nhược thì tiếng tích tắc của đồng hồ cũng có thể làm con mất ngủ.
2) Nếu con thật sự quan sát tâm sân thì nó sẽ lắng dịu xuống ngay và chỉ còn nhng hoạt động hậu tâm sân của thân như tim đập mạnh, người nóng lên... chứ thực ra không còn tâm sân nữa. Có thể là con chưa quan sát đúng nên tâm sân mớigia tăng như vậy. 

Ngày gửi: 30-03-2014


Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy, mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con phương pháp tu tập, tập thiền. Con xin Thầy chỉ dạy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thiền là sống thuận theo chân lý chứ không phải bắt chân lý thuận theo mình. Chân lý tự vận hành theo nguyên lý của nó vì vậy không th áp đặt nó vào một phương pháp hay một khuôn đúc nào được chế định bởi lý trí và kinh nghiệm của con người. Con nên nghe pháp thoại và đọc cuốn Sống Trong Thực Tại để tiếp cận với nguyên lý thiền, khi đã thông hiểu nguyên thiền thì con có thể trực nhận chân lý mà không cần qua bất kỳ phương pháp chế định nào.