Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Lập gia đình hay sống độc thân để dễ tu

Năm nay con 23 tuổi, con phát tâm tu học Phật pháp đã được 3 năm, con đang là sinh viên năm cuối của một trường Đại học ở Thành phố HCM. Từ khi ngộ đạo, con may mắn được gặp pháp môn Tịnh độ, tín nguyện trì danh niệm Phật cầu vãng sanh nơi cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Con phát nguyện một đời giữ giới, sống độc thân để hiếu dưỡng phụ mẫu và tu hành cho đến ngày tự tại ra đi. Ở nhà trọ có một anh để ý yêu con nhưng con không hề hay biết, con chỉ xem anh như một người anh trai (anh lớn hơn con hai tuổi). Khi ở bên anh con rất hồn nhiên không hề biết anh yêu mình. Con thường hay nói chuyện Phật pháp cho anh nghe, rủ anh đi chùa, rủ anh tụng kinh, niệm Phật. Chuyện gì đến rồi cũng đến, anh tỏ tình với con. Con cương quyết chối từ và nói rõ ý định của mình trên con đường tu đạo. Con đem chuyện này tâm sự cùng mẹ. mẹ không những không ủng hộ mà còn khuyên con lập gia đình để mẹ chết được yên lòng vì con gái của mẹ sẽ có người che chở, bảo vệ suốt đời. Qua lời nói của mẹ, con bắt đầu đắn đo, rồi anh tấn công quyết liệt, theo đuổi con, đưa rước con đi học. Con vẫn không nghĩ rằng người này sẽ là chồng mình, nhưng rồi tình cảm cứ len lỏi vào trái tim con từng ngày mà con không hề hay biết. Bây giờ con đã yêu anh, anh đã phát tâm ăn chay, giữ giới và tu hành theo con. Nhiều cô, cậu đồng tu thường khuyên con nên sống độc thân để tu học, lấy chồng khổ trăm bề. Gia đình anh cũng ăn chay chỉ còn anh với chị Hai anh là ăn mặn. Từ khi yêu con anh đã ăn chay theo lời con nói, tập ngồi thiền để niệm Phật, phóng sanh...nói chung, con nói gì anh cũng nghe. Con cũng không biết phải làm như thế nào mới đúng nữa, con đã chia tay 10 lần nhưng lần nào anh cũng khóc. Con không dám đương đầu với những mâu thuẫn trong lòng mình, không muốn xa anh nhưng con cũng không muốn lấy chồng...lấy chồng rồi đâu thể tự do để làm Phật sự, để có nhiều thời gian tu học. Lúc đó rồi con cái, ái ân,...cơm, áo, gạo, tiền...bao nhiêu điều vây bủa con. Một phần con lại mặc cảm với chú bác, anh chị, bạn bè đồng tu. Con phải làm sao mới đúng? Xin quý Thầy, quý Sư cô giúp con! A Di Đà Phật!
Sư cô Chân Không trả lời:
Con nên nói với anh chàng yêu con mà con cũng yêu  là tình yêu với chuyện lập gia đình là hai chuyện gần nhưng mà khác. Khi nào tình yêu thật chín, nhân duyên hình scck.jpgđầy đủ, con có nghề nghiệp, anh ấy có nghề nghiệp thì hai con có thể lập gia đình và cùng tu học, hoặc nếu cả hai cùng muốn xuất gia thì cũng có thể cùng đi xuất gia.

Hiện giờ hai con nên biết trân quý, giữ gìn tình bạn, tình yêu nhưng CHƯA đến lúc lập gia đình. Hiện giờ ở Tây Phương có nhiều anh chị yêu nhau hai ba năm rồi nhưng chưa cưới, họ biết là phải có đời sống tâm linh nữa thì tình yêu mới bền. Do đó nhiều cặp đã tìm tới tu tập ở Làng Mai, anh tập sự tu bên quý thầy, sống đời phạm hạnh, cô tập sự tu bên các sư cô sống phạm hạnh như các sư cô. Ở Làng mỗi tuẩn hai lần: thứ Năm và Chủ nhật hai bên nam và nữ gặp nhau cùng nghe pháp thoại của Sư Ông, ăn cơm trưa chung, dự pháp đàm chung rồi sau đó  nam và quý thầy  về tu viện của quý thầy còn nữ và các sư cô thì về  tu viện các sư cô. Như vậy hai anh chị vẩn gặp nhau mỗi tuần hai lần để trao đổi tin tức, chia sẻ sự tu học và khó khăn v v... Sau một năm tập sự, hai người có thể quyết định xuất gia sống đời phạm hạnh, không lấy nhau như vợ chồng mà lại trở thành bạn đồng chí hướng, đồng phụng sự, đồng giữ phạm hạnh. Đó là trường hợp thầy Pháp Linh và sư cô Hiến Nghiêm (cả hai đều là người Anh). Cặp thứ hai là thầy Pháp Hiền và sư cô Hà Nghiêm (hai người đều là người Hoa Kỳ, cô thì đẹp như Đức mẹ ...). Sau khi tu tám năm, sư cô Hà Nghiêm bỗng có nhu yếu làm mẹ quá nên xin ra đời và  Thầy Pháp Hiền cũng xin đi theo cô luôn!!! Thế là họ quyết định ra lập gia đình vì nhu yếu làm mẹ của sư cô Hà Nghiêm và nhu yếu làm cha của thầy Pháp Hiền lớn quá. Họ lập gia đình xong cho ra đời ba cháu. Tới khi có con rồi thì hai anh chị mới rầu và than thở với sư cô hoài  là khó quá, không đơn giản như chúng con tưởng nhưng cũng OK!

Này con, con đừng từ chối không thương anh ấy, nhưng thương và làm vợ là hai chuyện khác. Trong tình  bạn con  cũng nên liên hệ rất giới hạn và không nên ngồi riêng hai người ở chỗ vắng để có thể bảo hộ cho nhau. Tập điều độ thôi, mỗi tuần chỉ nên gặp nhau một lầnvì con cần dành thì giờ để học cho tới khi ra trường, có một nghề nuôi thân và nuôi gia đình (nếu chọn sống chung với anh ấy), còn bây giờ nên đầu tư thời gian để hai đứa học và tốt nghiệp xong đã.

Con nên cẩn thận. Con cũng nên thử quán chiếu như vầy: giả thử trong trường hợp chàng theo quá lâu, không được cưới mà nhu yếu làm chồng lớn quá nên đi tìm cô khác và chấm dứt theo con. Chừng đâu đó xong xuôi, con chịu cho anh cưới thì anh ấy đã ăn nằm với cô khác rồi và con... sẽ rất khó tính toán sao cho đúng đạo và đời. Nhưng cũng không biết được, có  khi sự việc xảy ra như thế thì không chừng con lại đi tu dễ dàng hơn, (tưởng giếng sâu, em nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây! Ca dao Việt Nam đó con, có nghĩa là mình tưởng anh ta là người chung thủy nên chuẩn bị đàng hoàng cho anh ta  nhưng ai ngờ giếng cạn là anh ta lại theo cô khác, con không thèm tiếc chi, chỉ tiếc cái tình con dành cho anh ấy !). Nếu chuyện xảy ra như vậy thì con sẽ bình an hơn vì anh hết yêu con. Con sẽ tập buông xả hết để sống đời tu cho nhẹ nhàng... Nếu nghĩ đến đây mà con quýnh lên sợ mất chàng thì con nên đồng ý cho chàng cưới sau khi cả hai tốt nghiệp và có được sở làm !!!
Nếu biết tu tại gia mà lại được quý thầy, quý sư cô Làng Mai hướng dẫn thì có gia đình cũng không khổ lắm đâu. Cũng vui lắm. Khi có con cái thì con có thể hướng dẫn cho các cháu cùng tu. Có những đứa con khát khao tu học cùng với bố mẹ lắm. Cả gia đình cùng tu rất là hạnh phúc. Ở Làng Mai mỗi năm trong khóa tu mùa Hè, hàng tuần có cả ngàn người về để cha mẹ con cái tu chung. Nếu cả gia đình cùng tham dự khóa tu thì sự thực tập của cả nhà sau đó như được hâm nóng lại, ba mẹ sẽ dễ thương với nhau và với con hơn, con cái cũng ngoan ngoãn hơn.
Nếu chọn con đường xuất gia,  gặp đúng thầy, đúng môi trường tu tốt thì thật là hạnh phúc, như diều gặp gió, bay lên cao từng ngày, hạnh phúc từng ngày. Đời tu cũng có khó khăn nhưng cái khó của người tu sánh với người đời thì ít lắm. Còn nếu đi tu không đúng môi trường thì con sẽ khổ dài dài và sẽ tiếc sao ngày xưa mình không ưng anh ấy v..v.
Khi nào con quyết định ra sao nhớ cho sư cô biết. CÓ ĐỜI SỐNG TÂM LINH  thì quyết định sao cũng vui hết. Nếu biết tu, biết làm mới tình thương mỗi tuần, bìết tụng năm phép tu tập chánh niệm mỗi tháng, đàm luận về 5 phép chánh niệm đó để có thể áp dụng vào đời sống hằng ngày... thì tình yêu sẽ bền. Tóm lại là PHẢI TU, TU CHO ĐÚNG CÁCH thì tu sẽ rất vui nhẹ nhàng. Làm cư sĩ có gia đình cũng rất vui. Làm xuất sĩ lại càng vui hơn.
Thương con lắm
Sư cô Chân Không

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Đừng khổ đau vì chuyện thị phi - Thầy Thích Nhật Từ



Người yên lặng bị chê ngu dốt
Kẻ phát ngôn mang tiếng lắm lời
Ở đời ai khỏi chê cười
Thị phi là thói miệng đời xưa nay

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Hỏi đáp - Thầy Viên Minh

Ngày gửi: 22-12-2010
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy. Con nghe nói là một người chết sẽ đi tái sinh vào cảnh giới này, cảnh giới nọ. Nhưng hình như con cảm nhận được ngay trong cuộc sống này cũng đã nói lên người này đang sống ở cảnh giới nào rồi. Cũng đang ở cõi người, nhưng một người sống rất nóng nảy, sân hận, dính mắc, tham sân si nhiều quá thì lúc đó họ đang ở cảnh giới khổ, Ngạ Quỷ, Atula, v.v… Còn nếu một người luôn nhẹ nhàng, mát mẻ, thanh tịnh là người đó đang ở cảnh giới chư thiên. Đâu phải đợi đến chết mới biết người đó ở cảnh giới nào, phải không Thầy? Nhìn hiện tại là biết được quá khứ và tương lai rồi, sống thể hiện thế nào thì chết sẽ như thế đó. Nếu đúng như thế thì mọi người cần phải luôn ý thức để nhận biết rõ mình đang như thế nào. Đó là con nhận thấy vậy. Xin Thầy khai mở thêm cho chúng con. Cảm ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con hiểu như vậy là rất đúng. Ngay trong đời sống hiện tại của một người đã nói lên quá khứ và tương lai của người ấy. Nên người xưa nói: "Đời này thọ quả gì, biết nghiệp nhân đời trước. Đời này tạo nghiệp gì, biết quả trổ đời sau". Chúng ta có thể tiên đoán vận mệnh tương lai của một người theo con đường mà họ đang sống trong hiện tại:
- Người luôn sáng suốt định tĩnh, trong lành, sống hạnh vô ngã vị tha, biết thương yêu muôn loài, vạn vật  là đang hành Phật Đạo
- Người luôn tự tri tự giác, không hại mình hại người, có tấm lòng bao dung hỷ xả  là đang hành Thánh Đạo
- Người sống dù thành bại, được mất, hơn thua, vui khổ vẫn xem đó là bài học để tự giác, giác tha, không nản chí sờn lòng là đang hành Bồ-tát Đạo.
- Người luôn hoan hỷ trong thiền định, không màng việc bên ngoài nội tâm thường tĩnh chỉ là đang hành Sắc, Vô Sắc Thiên Đạo.
- Người luôn hoan hỷ trong điều thiện, biết giữ gìn thân tâm trong lành mát mẻ là đang hành Dục Giới Thiên Đạo.
- Người sống có lý có tình, biết người biết ta, bình đẳng, điều độ, không thái quá là đang hành Nhân Đạo
- Người tỏ ra uy quyền, nóng nảy, cố chấp, thích uy hiếp, chỉ đạo người khác theo ý mình là đang hành A-tu-la Đạo
- Người sống theo bản năng, thích ăn thích ngủ, chỉ biết hưởng thụ vật chất là đang hành Súc Sanh Đạo.
- Người sống tham lam, ích kỷ, chỉ biết lợi mình hại người, thường đắm chìm trong tài, tình, danh, lợi là đang hành Ngạ Quỷ Đạo.
- Người sống hung ác, tàn nhẫn, đê tiện, thường hành hạ, làm khổ người khác, sát sanh, trộm cướp... là đang hành Địa Ngục Đạo.
Tất nhiên người đi con đường nào thì đến đích đó nên tương lai sẽ là những gì họ đang tạo trong chính đời sống này. 

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ngày gửi: 29-04-2014

Câu hỏi:
Mô Phật, con chào thầy! Con có câu hỏi nhờ thầy giải thích con hiểu thêm, trong Pháp Cú có câu:
"không nên nhìn lỗi người/ làm gì hay không làm/ nên nhìn lỗi chính mình/ có làm hay không làm".
Vậy khi thấy người khác làm việc có lỗi con nói người ta làm sai rồi nên sửa lỗi đi, nhưng người đó không sửa, vậy con có phải là nhìn lỗi người rồi chỉ trích không?
Con cảm ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Ý câu Pháp Cú này là nên biết lỗi mình hơn là chỉ lo nhìn lỗi người khác. Nhìn lỗi người ở đây có nghĩa là "bới lông tìm vết" để chỉ trích, phê phán, còn vô tình thấy lỗi người mà góp ý xây dựng với tình thương yêu lại là khác. Tâm lý con người là không thích ai chỉ trích lỗi mình, do đó nếu có góp ý thì phải hết sức tế nhị, nếu chạm tự ái của họ thì chỉ phản tác dụng thôi. Nhưng cho dù là thiện chí thì cũng chỉ nên nhìn lỗi mình hơn là tìm lỗi người khác.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Ngày gửi: 12-04-2014

Câu hỏi:
Trên lý thì con thấy được tất cả pháp do duyên sinh là như vậy, nhân như vậy, quả như vậy... nên các pháp là như vậy, không có gì phải than van, đối phó hay bất mãn cả. Nhưng khi đụng phải tình huống thực tế trong cuộc sống thì con lại muốn can thiệp, phê phán, kiểm duyệt và giải quyết sao cho tốt đẹp hơn. Xin thầy chỉ cho con còn sai ở chỗ nào? Thành kính tri ân thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Trên lý thì con thấy khá đúng, nhưng khi đụng sự thì con vẫn còn phân biệt giữa lý tưởng và hiện thực. Khi nào còn lý tưởng - còn cho là, phải là, sẽ là… thì chưa thể thấy như thị - pháp như nó đang là.
Thực ra trong cái hiện thực đang là pháp vẫn luôn hoàn hảo, chỉ có vọng thức mới thấy pháp không hoàn hảo mà thôi. Hoàn hảo khác với hoàn mãn, chính vì cầu toàn ở bên ngoài nên con người luôn muốn có một sự hoàn mãn lý tưởng, và từ đó mới thấy cái đang là không hoàn hảo như lý tưởng của mình, mà không biết rằng sự hoàn hảo nhất lại đang ở ngay nơi sự bất toàn của cái đang là. Hoàn hảo ngay nơi sự bất toàn là sự sống, còn hoàn hảo nơi sự hoàn mãn là đã chết mất rồi.
Thực ra chẳng có gì hoàn mãn, hoàn mãn chỉ là sự hoàn hảo trong lý tưởng sẽ là… mà đúng hơn chính là vọng tưởng. Chỉ có sự hoàn hảo ngay nơi thực tại đang là, dù đó là hiện thực bất toàn - hiện thực trong tự tánh “bất toàn rất hoàn hảo” chứ không phải là ý niệm “không hoàn hảo” mà lý trí cho là… và nghĩ rằng nó phải là… hoặc sẽ là… Nói tóm lại, không phải cầu toàn ở bên ngoài mà chỉ có sự hoàn hảo trong thái độ tâm có chứng nhập pháp tánh như thị hay không mà thôi.
Thực tế cuộc sống sẽ giúp con buông lý để vào sự cho đến khi sự sự vô ngại mới thật là thong dong tự tại.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Ngày gửi: 31-03-2014

Câu hỏi:
Con chào thầy ạ, Thưa thầy con xin diễn tả trạng thái của con ạ. Quả thật con giờ như người bình thường, vui, buồn, tham, sân, si... tất cả đều thoải mái đến, rồi 1 lúc sau lại biến mất. Đau ốm cũng khác, mệt mỏi cũng khác, ăn cũng khác,... tất cả đều khác. vì con lúc nào cũng cảm giác thoải mái an vui mà con không tài nào hiểu được, mà con cũng không cần hiểu. Cuộc sống ra sao thì con cũng như vậy, cứ an vui trước mọi sự việc của pháp vô thường... sắc thân hiện biết hiện, cảm thọ hiện biết hiện, pháp trần hiện cứ hiện, cứ vậy chẳng cảm thấy ra sao hết. Con lấy ví dụ đơn giản khi con đang ngồi viết thư cho thầy, con cứ viết còn có cái rỗng lặng thì cứ ở trên đầu con ... Con cũng chả biết tả như thế nào. Con nhớ trước đây con dính mắc nhiều lắm, con cứ suốt ngày trong đầu lúc nào cũng nhớ, nghĩ về đạo, lúc nào cũng tìm tòi xem tính biết là gì, lúc nào cũng khúc mắc ngồi thiền lâu, khúc mắc đủ thứ trên đời... giờ thì con chả có gì để mà bấu víu khúc mắc, thậm chí đến suy nghĩ về tính biết, về đạo Phật cũng ít, ngồi thiền thì con cũng chẳng có động lực ngồi để tìm hiểu... giờ con cứ ra sao ý thầy ạ! Tự dưng con tụt dốc không nghĩ nhiều về đạo Phật như trước và đổi lại con lại có sự an lạc, hưng phấn, trước nghĩ nhiều lúc nào trong đầu cũng đạo Phật, giờ thì ít hơn rất nhiều... con cũng chẳng biết lý giải theo kinh sách, con chỉ nói những biểu hiện của con... mong thầy chỉ giúp cho con. Con cảm ơn thầy nhiều ạ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Bận tâm vào Đạo cũng sai, không quan tâm vào Đạo cũng sai, chỉ như thế nào thấy rõ như vậy là được.

Ngày gửi: 31-03-2014

Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Trong 1 câu hỏi gần đây của 1 đạo hữu hỏi về sự mất ngủ. Con cũng bị tình trạng giống vậy. Thần kinh con bị yếu. Cũng có những khi con ngủ được, nhưng cũng có những khi có người vào phòng là con choàng tỉnh ngay.
Khi con ngủ chỗ lạ, dù con nhắm mắt nhưng tâm con luôn để ý mọi sự việc xung quanh (hoạt động, tiếng động...). Không biết là có cách nào làm cho thần kinh mình ổn định hay vững vàng hơn không thầy? Con cám ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thường biết thư giãn, buông xả và chỉ trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình, chú tâm vào những hoạt động của thân hành, cảm giác, cảm xúc, động thái tâm trong quan hệ với môi trường xung quanh, như khi đi trọn vẹn biết đi với cảm giác, cảm xúc, tâm thái... ra sao, khi ăn trọn vẹn biết mọi động tác đang diễn ra nơi thân tâm v.v... đừng bận tâm đến chuyện khác thì dần dần con sẽ lắng dịu, không còn căng thẳng nữa.

Ngày gửi: 31-03-2014

Câu hỏi:
Thưa thầy, giờ mỗi lần con định hỏi câu gì, con lại khựng lại vì vài lý do:
1. Đôi khi con thấy các câu hỏi chỉ mang tính lý trí, thỏa mãn nhu cầu "trao đổi trí thức".
2. Qua kinh nghiệm con thấy con có thể tự mình chiêm nghiệm và trả lời được các câu hỏi của mình, tự nương vào cái sáng suốt tự thân trong tánh biết của mình được.
Nghĩ lại trước đây con làm phiền Thầy về các câu hỏi tri thức quá, con cũng định hỏi thầy về các giác quan, pháp tánh, pháp tướng... Nhưng giờ thì không cần nữa, con chỉ quan sát thân tâm như lời Thầy dạy thôi. Kính chúc thầy sức khỏe, an lạc.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Sādhu, lành thay, đúng vậy. Thầy cũng ít trả lời những câu hỏi mang tính góp nhặt kiến thức ch để thỏa mãn lý trí, mất thì giờ vô ích, thầy chỉ trả lời những câu hỏi có nhu cầu thiết thực nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi trong đời sống thực tếsao cho tùy duyên thuận pháp thôi.

Ngày gửi: 30-03-2014


Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con có giác quan rất thính, nhưng đó là nỗi khổ của con, vì nó làm con không thể ngủ được khi có tiếng động gì dù rất nhỏ vẫn làm con bị tỉnh giấc bất ngờ. Con đã đọc qua câu trả lời của thầy cho một bạn có câu hỏi tương tự, nhưng con vẫn không thể đưa tánh nghe quay vào bên trong được vì tiếng động đó quá bất ngờ. Xin thầy cho con lời khuyên.
Còn một việc nữa con cũng cảm thấy bế tắc trong chuyện thực hành là, khi mình để cho tâm sân của mình cứ bộc phát để quan sát mà không kềm nén thì tâm sân ấy lại quá dữ dội, kinh khủng và để lại hậu quả khó lường. Như vậy, thật ra để cho các tâm cứ thế sanh khởi để quan sát là nên hay không nên? Xin thầy dạy con cách thực hành đúng đắn vì có những lúc khó mà quan sát một cách trong sáng được.

Con kính tạ ân thầy đã chỉ dẫn con đường tu tập cho con! Con xin chúc thầy những điều tốt đẹp nhất!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

1) Đó là do thần kinh con bị yếu mới nghe tiếng động nhỏ thành lớn. Khi thần kinh con ổn định thì con có thể ngủ dù có tiếng động, nhưng khi thần kinh suy nhược thì tiếng tích tắc của đồng hồ cũng có thể làm con mất ngủ.
2) Nếu con thật sự quan sát tâm sân thì nó sẽ lắng dịu xuống ngay và chỉ còn nhng hoạt động hậu tâm sân của thân như tim đập mạnh, người nóng lên... chứ thực ra không còn tâm sân nữa. Có thể là con chưa quan sát đúng nên tâm sân mớigia tăng như vậy. 

Ngày gửi: 30-03-2014


Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy, mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con phương pháp tu tập, tập thiền. Con xin Thầy chỉ dạy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thiền là sống thuận theo chân lý chứ không phải bắt chân lý thuận theo mình. Chân lý tự vận hành theo nguyên lý của nó vì vậy không th áp đặt nó vào một phương pháp hay một khuôn đúc nào được chế định bởi lý trí và kinh nghiệm của con người. Con nên nghe pháp thoại và đọc cuốn Sống Trong Thực Tại để tiếp cận với nguyên lý thiền, khi đã thông hiểu nguyên thiền thì con có thể trực nhận chân lý mà không cần qua bất kỳ phương pháp chế định nào.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Coi trọng bản thân hơn tiền bạc - Đại sư Pomnyun Sunim

Các bạn độc giả thân mến của tôi, nếu các bạn chưa có việc làm, tôi khuyên các bạn khi tìm việc không nên coi đồng lương là tiêu chuẩn duy nhất. Tôi e rằng chẳng bao lâu sau khi nhận công việc chỉ vì đồng lương, bạn sẽ hối hận. Ngập trong núi  công việc căng thẳng và nặng nề, bận đến nỗi thở chẳng được, bạn sẽ sinh niềm ân hận: "Trời ạ, mình phải tiếp tục sống như thế này sao?" Nếu bạn lâm vào cảnh cùng quẫn tới mức chạy ăn còn vất vả, nhọc nhằn thì hãy nới lỏng điều kiện một chút, tìm một nơi dừng chân trước đã. Nếu không phải vì tháo gỡ tình cảnh khốn khó thì bạn đừng quá so đo tiền lương, hãy chọn việc theo sở thích của mình, tìm một nơi có thể vui vẻ làm việc.

Khi chọn cho mình một công ty làm điểm dừng chân, bạn nên chú trọng tới lý tưởng và niềm đam mê của mình để tìm một công việc vừa có ý nghĩa vừa hợp với mong muốn của mình. Khi làm công việc mình yêu thích, bạn sẽ ít phiền não. Trong xã hội hiện đại, bất kể ngành nghề nào cũng có thể mang lại cho bạn nguồn sống, chỉ khác ở chỗ sống tốt đến đâu mà thôi. Tiền lương đương nhiên là một yếu tố cần xét đến, tuy vậy nó không thể trở thành  tiêu chuẩn duy nhất khi chọn việc.

Chọn công việc không yêu thích chỉ vì lương cao chắc chắn khiến bạn khổ sở cùng cực. Ngày qua tháng lại, nỗi khổ sở chất chồng lên nhau tạo thành áp lực đè nặng lên đôi vai của bạn. Muốn trút bỏ áp lực, bạn thường phải tiêu phá tiền của để thụ hưởng những điều khiến thân tâm vui vẻ. Nếu làm công việc có ý nghĩa mà mình hằng mong mỏi thì dẫu có gặp hết khó khăn này tới khó khăn khác, bạn vẫn vui vẻ thực hiện với một tinh thần hăm hở, không phải tiêu phí tiền bạc vào việc "bù đắp nỗi thiếu hụt tâm lý". Bởi thế, kiếm một triệu mà phải bỏ ra năm trăm ngàn để giải tỏa áp lực cao bằng chỉ kiếm năm trăm ngàn nhưng được sống trong an nhàn, vui vẻ.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Ngày gửi: 25-03-2014


Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Con là người hay táy máy, khi có việc gì cần ngồi yên thì con hết làm cái này, làm cái nọ, nhịp tay, nhịp chân,... Khi không có việc thì con nhấp nhỏm không yên, mà khi có nhiều việc thì con hay bị căng thẳng. Mặc dù có thể bề ngoài ra vẻ không có gì nhưng tâm không chịu yên. Xin thầy chỉ dạy cho con.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Con tưởng tĩnh là tốt hơn động sao? Động mà linh hoạt là tốt, tĩnh mà trì trệ là xấuĐộng mà không tự biết là trạo c, nghi hoặc; tĩnh mà không tự biết là hôn trầm, thụy miên. Tánh của tâm là rỗng và sáng nên thường thuận pháp mà thấy biết, tướng của tâm là động và tĩnh nên thường tùy duyên mà ứng hóa. Chung quy, thường tự biết mình thì tĩnh hay động đều tùy duyên thuận pháp. Đơn giản là khi động thì biết động, khi tĩnh thì biết tĩnh, không nên khiđộng thì muốn tĩnh, khi tĩnh lại muốn động. Khi con thật sự buông thì không còn động và tĩnh mà chỉ có tánh biết tự chiếu mà thôi.

Ngày gửi: 25-03-2014

Câu hỏi:
Kính Thầy. Con đọc bài thơ của Thầy, có câu:
Đâu cũng là biển cả
Sao phai nhọc công chèo?
"A ha, đâu không là biển cả
Ngại chi ta chảng chèo?"
Như vậy có phải con đã khởi niệm tham muốn có được phải không thưa Thầy? Điều này con vụng về như mới tập chèo thuyền, mong Thầy chỉ dẫn. Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Khởi niệm không sai, không thấy niệm khởi mới sai. Chèo thuyền giữa biển cả không sai, để thuyền trôi dạt theo bát phong mà chìm đắm mới sai. Điều đó con phải tự mình khám phá sao lại hỏi thầy?

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Ngày gửi: 24-03-2014

Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, hiện con đang bị bệnh phải cần phẫu thuật, con lại sợ mổ lắm, nên có lên mạng tìm coi có cách trị bệnh nào mà không cần phải phẫu thuật không. Sau khi xem qua, thì con thấy có Thiền Trường sinh học trị bệnh rất hiệu quả, và có rất nhiều người sau khi tập đã khỏi bệnh, con cũng muốn học thử, nhưng ngặt cái là người học buộc phải mở luân xa, con có nghe Thầy giảng về mở Luân xa, nên con cũng rất sợ mình chưa đủ lực, nếu mở thì rất nguy hiểm, giờ trong con rất phân vân, không biết phải thế nào cho phải, xin Thầy cho con lời khuyên. Con cám ơn Thầy, kính chúc Thầy thân tâm luôn an lạc!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Khi cố gắng rèn luyện để mong hết bệnh là con đã tự tạo áp lực cho mình rồi, áp lực đó vẫn xuất phát từ lo lắng,sợ hãi và phiền muộn. Nếu nhân có bệnh mà con nghiên cứu, học hỏi, chiêm nghiệm để  thấu hiểu được nguyên nhân, bệnh trạng, điều kiện duyên sinh của nó mà biết t điều chỉnh thì điều này giúp con chuyển hóa được c hai mặt nhận thức và hành vi (có liên quan giữa tâm bệnh và thân bệnh) và nhờ đó con thấu hiểu giới - định - tuệ, bát chánh đạo  thực sự là gì. Thông hiểu bệnh là một phần của giác ngộ.
Bệnh xuất phát từ thiếu hiểu biết về thân tâm và môi trường của nó, nên quan trọng là qua thân, thọ, tâm, pháp mà thấy rõ chính mình và ý nghĩa vô thường, khổ, vô ngã của cuộc sống chứ không phải cố gắng rèn luyện bằng cách này hay cách khác để thỏa mãn mong cầu thường, lạc, ngã để rồi chỉ tạo thêm cái khổ khác cho mình mà thôi. Bhāvanā có nghĩa là tu chính chứ không phải tu luyện. Tu luyện là mong đạt được trạng thái lý tưởng mà mình mơước đo đó ch tạo ra áp lực, còn tu chính là điều chỉnh lại cái sai để trở về với cái đúng vốn đã hoàn hảo. 
Có 3 loại tu chính: Tu chính thân (kāya bhāvanā), tu chính tâm (citta bhāvanā) và tu chính tuệ (paññā bhāvanā). Tu thân không phải là cố gắng giữ thân không bệnh, mà là thân không làm điều ác, làm nhng việc lành. Tu tâm không phải là cố gắng rèn luyện thiền định mà là tâm không tham sân si hay không có dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng. Tu tuệ không phải là tích lũy cho nhiều kiến thức, mà là thấy biết đúng bản chất vô thường, khổ, vô ngã của thân tâm và cuộc sống. 

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Ngày gửi: 23-03-2014

Câu hỏi:
Kính chào Thầy. Từ khi con có duyên được nghe Thầy thuyết giảng, con đã biết được hành thiền là như thế nào. Trước đây con cứ tưởng tu thiền là phải ngồi kiết già một chỗ im ru không vọng tưởng càng lâu càng tốt để được định và phát sanh tuệ. Thầy đã khai sáng cho con rất nhiều, con xin cám ơn Thầy lắm.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Sādhu lành thay! Nhiều người cũng tưởng ngồi như vậy là phát huy định tuệ, nhưng chính xác đó ch là "trầm không trệ tịch". Chúc mừng con đã thấy ra điều này.

Ngày gửi: 22-03-2014

Câu hỏi:
Con chào thầy ạ. Trạng thái thiền của con là như thế nào, sao con thấy không tài nào hiểu được là do đâu. Con mong thầy xem xét và chỉ giúp cho con ạ.
Con bay giờ ngồi thiền cứ như tụt lùi đi xuống thầy ạ, mọi lần trước con ngồi thiền cơ thể con rất có năng lượng để ngồi, nhưng mấy lần ngồi hiện nay thì con chẳng có gì cả, chỉ có ngồi xong rồi xả thiền, đầu óc con chỉ có mỗi cái thoải mái trong nội tâm, cứ như trước đây con ngồi thì con còn quan tâm này nọ, giờ thì con ngồi là chỉ ngồi.
Còn trong cuộc sống hàng ngày, thì tâm con mới manh nha khởi lên ý niệm thì chả thấy hiện lên được, sau đó khoảng vài phút khi con mường tượng lại xem trước đó tâm con hiện lên cái gì thì chẳng có gì để thấy cả, chẳng có khởi niệm gì cả. Thỉnh thoảng cũng có khởi lên vọng tưởng nhưng con thấy ra thì hết. Còn thân của con thì thỉnh thoảng mát mát ở trên đầu, hoặc cảm giác nặng nặng ở đầu, vài phút rồi tự dưng lại hết rồi lại cảm giác sảng khoái. Thật sự bây giờ con cảm giác con chả biết con rơi vào cái trạng thái gì nữa thầy ạ.
Thí dụ những bài viết trước đây con gửi thầy, thì con còn thu hoạch được, nhưng mà bây giờ đến định con không vào được, tuệ con cũng không có được. Chỉ có độc 1 trạng thái như nó đang là và con chỉ bất lực nhìn thôi ạ.
Con kính mong thầy giải đáp cho con hiểu ạ. Con cảm ơn thầy rất nhiều.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Chính ra bây giờ con mới bđầu thiền đúng, còn trước đây chỉ là bánh vẽ của cái ngã ảo tưởng, tạo tác qua tiến trình ngũ uẩn mà thôi, nên thầy mới đề nghị con dừng lại. Bây giờ không phải là con quan sát mà tánh biết tự quan sát, không phải là con cố gắng định mà tâm tự định, không phải con tìm kiếm trạng thái nọ kia theo ý muốn mà trạng thái tự đến đi như nó cần đến đi... nhờ vậy mà chỉ còn có thấy chứ không còn tạo tác để trở thành, để đạt được, để sở hữu cái mình muốn theo tư kiến tư dục (tà kiến và tham ái) nữa. Và chính cái lúc không thấy mình có định, có tuệ gì cả thì định tuệ mới bắt đầu.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Ngày gửi: 21-03-2014


Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ Thầy. Bây giờ con mới hiểu rằng các pháp vốn tự nhiên, tướng như vậy, tánh như vậy, vốn bình đẳng, độc lập, tự do, do duyên tương tác mà sanh, diệt. Bởi vì tham muốn của bản ngã xen vào cho nên mới rối ren phiền não phải không thầy? Cứ để cho pháp vận hành tùy theo duyên nghiệp của nó, chỉ nhận biết rõ ràng thế thôi, thì mọi việc sẽ ổn, cho nên thầy hay nói "đừng nên thọc gậy bánh xe pháp" là có ý đó phải không, xin thầy khai thị cho.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:

Đúng vậy, lăng xăng cho nhiều thì cuối cùng cũng phải trả pháp về cho pháp, không còn cho là, sẽ là, phải là nữa,chỉ thấy pháp như nó đang là thì mới chấm dứt phiền não khổ đau.

Ngày gửi: 21-03-2014


Câu hỏi:
Thưa thầy, con cảm ơn thầy đã trả lời câu hỏi cho con. Con là Phật tử có câu hỏi vì bị đồng hóa cảm xúc. Thầy cho con được hỏi khi tưởng của mình quá mạnh như vậy thì mình phải làm thế nào để hóa giải?
Ngoài ra khi xem phim con cũng thường cảm động trước hoàn cảnh của người khác và con khóc. Vậy những rung cảm và tưởng được phân biệt với nhau như thế nào ạ?

Mong thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con cảm ơn thầy nhiều!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Chỉ cần lắng nghe, quan sát, hoặc cảm nhận trọn vẹn cảm xúc ấy nơi con từ khi nó mới khởi lên cho đến khi nó chấm dứt một cách trong sáng tự nhiên là được.

Hỏi đáp, Ngày gửi: 20-03-2014, trungtamhotong.org

Ngày gửi: 20-03-2014


Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Hôm nay con có câu hỏi như thế này, mong được thầy chỉ bày giúp con. Những khi nghe tâm sự về chuyện gia đình của một người nào đó, con biết rằng hầu như vì nỗi sợ nên họ tăng trưởng những tưởng tượng về sự việc. Sự việc trong mắt họ luôn bế tắc, và khi ở cạnh nghe tâm sự như vậy nhiều lúc con thấy ngột ngạt, khó chịu và muốn bước ra khỏi trạng thái cảm xúc đó. Đôi khi nghe hai người to tiếng với nhau, con thấy bản ngã của mỗi bên đang giương móng vuốt cự nạnh nhau và sự việc chẳng đi đến đâu. Thỉnh thoảng con thấy sợ khi chứng kiến những cảnh tượng như thế. Vậy có phải là do tâm con yếu đuối nên con bị đồng hóa cảm xúc của mình với người khác, đúng không thưa thầy?
Con mong được thầy chỉ bày. Con cám ơn thầy!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Có hai loại sợ hãi: Một là sợ những điều nguy hiểm đáng sợ cần phải tránh né, đó là cái sợ bản năng sinh tồn không thể thiếu. Hai là sợ do bị đồng hóa cảm xúc với người khác, nói rõ hơn là do tưởng quá mạnh nên khi ai có cảm giác gì thì mình cũng tưởng có cảm giác đó. Nhiều người có ảo tưởng này quá mạnh khiến họ sợ hãi trước những nỗi đau của người khác mà họ tưởng lầm là mình có lòng từ bi!

Hỏi đáp, Ngày gửi: 22-03-2014 - Thầy Viên Minh giải đáp


Câu hỏi:
Thưa Thầy, con có một người bạn qua Miến Điện xuất gia, rồi về lại Việt Nam ở chung với gia đình, sinh hoạt với bạn bè không biết đạo. Theo lẽ là phải sống ở môi trường có người tu mà học đường lối và cách thức sinh hoạt mọi thứ. Con sợ bạn gần nhóm người không biết tu tập, cộng thêm tâm còn yếu đuối và nhiều cám dỗ bên ngoài, con sợ cuộc đời tu của bạn không thể duy trì được. Con nghĩ nếu cứ tiếp tục như vầy hoài một thời gian không xa chắc bạn sẽ trở lại thế. Bạn nói với con là bạn thường xuống tinh thần lắm. Con nghĩ là cũng phải, vì ở một nơi không có Thầy tổ, không có huynh đệ, lại không phải là Chùa. Thấy bạn sắp sửa rẽ ra con đường không tiến hoá mà khuyên hoài không được, sao con buồn quá Thầy!
Xem Câu Trả Lời »
Thầy Viên Minh trả lời:

Con cứ lo sống thuận pháp còn chuyện của con hay của bạn ấy đã có pháp lo. Con tin vào nỗ lực của con hay của bạn ấy hơn là tin vào sự vận hành chính xác của pháp sao? Cứ để mỗi người học ra bài học nhân quả duyên báo của chính mình. Tình huống nào cũng có lối thoát riêng của nó mà chỉ có người trong cuộc cần phải khám phá ra mới thông suốt được. Con bận tâm đến người ta mà không chừng trong bế tắc người ta lại khám phá ra sự thật sớm hơn con nữa đó.
Nguồn: trungtamhotong.org

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

9 thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây chết người

Dùng đồng hồ báo thức lâu dài
 
Nhiều chuyên gia cho rằng đồng hồ báo thức là một kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nếu thức dậy tự nhiên, bạn sẽ thấy dễ chịu và thoải mái thì khi bị đánh thức bởi bất ngờ bởi tiếng chuông inh ỏi bạn sẽ có cảm giác hoang mang, tức ngực, bực bội. Dùng đồng hồ báo thức lâu ngày sẽ gây hại tới thể trạng tự nhiên của con người, sức khỏe chúng ta cũng theo đó mà bị hủy hoại dần dần, nhịp sinh học thay đổi dễ dẫn đến nguy cơ béo phì.
 
9 thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây chết người1
Dùng đồng hồ báo thức lâu dài có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể bạn
 

Máy cắt cỏ

 
Một nghiên cứu ở Thụy Điển chỉ ra rằng, mức độ gây ô nhiễm của một chiếc máy cắt cỏ hoạt động trong 1 h tương đương với một chiếc xe hơi đi khoảng 100 dặm (160km). Đặc biệt, những ngày nắng nóng, mức độ ô nhiễm từ máy cắt cỏ càng nghiêm trọng hơn, một số nước phát triển khuyên người dân không nên cắt cỏ trong những ngày này để bảo vệ môi trường.
 

Đi dép xỏ ngón

 
Dép xỏ ngón được nhiều người ưa chuộng vì dễ đi và tiện lợi. Tuy nhiên, việc đi dép này trong thời gian dài hoặc không đúng cách có thể gây ra những tổn thương gót chân, ngón chân, gây phồng rộp, trầy xước…

9 thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây chết người2
Dép xỏ ngón có thể gây ra những tổn thương gót chân, ngón chân
 
 

Ngồi nhiều

 
Theo một nghiên cứu, những người trưởng thành dành hơn bốn giờ đồng hồ mỗi ngày để ngồi trước truyền hình thì sẽ có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng 80% so với những người ngồi xem tivi ít hơn 2 giờ. Nguy cơ này là hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc hay liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc hay chế độ ăn uống.
 

Tắm vòi hoa sen nhiều lần trong ngày

 
Tắm bằng vòi hoa sen rất dễ hít phải mangan thoát ra từ trong nước. Một lượng nhỏ chất này khi xâm nhập vào não có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Mặc dù lượng mangan trong nước sinh hoạt được kiểm soát, song không ai biết được hậu quả lâu dài của việc hít phải mangan bốc hơi khi xả vòi hoa sen.

9 thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây chết người3
Tắm bằng vòi hoa sen rất dễ hít phải mangan thoát ra từ trong nước
 

Đeo balo nặng

 
Thường xuyên đeo ba lô với trọng lượng quá tải sẽ làm cho trẻ bị đau lưng, đau cổ và về lâu dài có thể làm cho cột sống bị cong.
 

Kính râm rẻ tiền

 
Những chiếc kính này thường được làm bằng vật liệu kém chất lượng, dưới ánh nắng mặt trời. Do tác động của bụi bẩn, chúng gây ra nhiều tác hại cho mắt của những người có cơ địa yếu như đau mắt, rát mắt, dị ứng, mẩn ngứa… Ngoài ra, hầu hết những chiếc kính kém chất lượng này không có tác dụng tránh ánh nắng mặt trời và cản tia UV. Chúng khiến người sử dụng dễ bị lóa, chói, chóng mặt, nhức đầu; nặng hơn có thể gặp các bệnh như bỏng võng mạc, viêm giác mạc… thậm chí bị mù.
 
9 thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể gây chết người4
Bạn không nên thắp nến suốt cả ngày trong phòng tắm và các loại phòng kín, không có sự thông gió
 

Đốt nến

 
Theo các nhà khoa học Mỹ, khói tỏa ra từ các ngọn nến có thể ẩn chứa các chất độc liên quan với căn bệnh ung thư, hen suyễn hay eczema. Theo các nhà khoa học, một ngọn nến đơn lẻ không đủ sức gây hại nhưng chúng ta nên tránh thắp nó suốt cả ngày trong phòng tắm và các loại phòng kín, không có sự thông gió.
 

Ăn gạo nhiễm hóa chất

 
Gạo là một trong những thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới, nhưng ngày càng có nhiều loại gạo bị nhiễm hóa chất do phân bón, thuốc trừ sâu, ngoài ra còn các chất bảo quản chống nấm mốc khi vận chuyển...những hóa chất này có thể gây nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe cho con người.

Theo Kiến Thức