Con người chúng ta, ai cũng muốn mình là một bản thể riêng biệt, độc đáo, nổi bật, khác với tất cả mọi người khác. “Sáng tạo bản thân” là những lời dạy bảo, dẫn dắt con cái trên tinh thần cởi mở, dân chủ của một người cha, với nguyện vọng “Cuốn sách này không chỉ là muốn lớp trẻ biết đứng dậy, mà còn phải biết gánh vác. Từ cái “nhận” tiêu cực đến cái “cho” tích cực. Vượt qua nhược điểm của bản thân, sáng tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình!”. Nó bao gồm nhiều ví dụ từ cuộc sống của tác giả - Lưu Dung Trứ - một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã có nhiều năm giảng dạy trong các trường đại học danh tiếng nước Mĩ.
Thông thường, những người có niềm đam mê đọc sách cũng không mấy hứng thú với các loại sách thuộc trường phái “giáo huấn”, “giáo điều”; bởi vì, chúng thường khô khan, cứng nhắc, thậm chí toàn là triết lý, ít ví dụ sinh động từ thực tiễn.
Tuy nhiên, trái với lẽ thông thường đó, “Sáng tạo bản thân” là một cuốn sách “giáo huấn”, nhưng ngay từ trang đầu tiên, từ lời giới thiệu, bạn sẽ có cảm giác bị hấp dẫn ngay lập tức. Bắt đầu từ tựa đề của cuốn sách - SÁNG TẠO BẢN THÂN, dịch giả Văn Minh đã viết: “ Trong “tác phẩm” của bạn, bạn đã sáng tạo ra những gì? Bạn chỉ theo cách sống vốn có sẵn do người khác sắp đặt thôi ư? Sống nhạt nhòa qua ngày tháng như phần đông mọi người hay sao? Hay là sáng tạo ra một phong thái, một phong cách, một nghệ thuật sống, một hình tượng đặc trưng riêng của chính bản thân bạn…? Bạn không nên tồn tại với cái “bản thân không khác gì với người khác”! Vì như thế bạn không sống được với con người thật sự của bạn! Vậy thì, ngay từ bây giờ, bạn hãy suy nghĩ cho kì, tài năng thiên phú của bạn ở đâu? Điều kiện tốt nhất của bạn là gì? Quỹ thời gian của bạn còn bao nhiêu? Sau đó hãy quyết định phong cách của bản thân bạn, chọn lựa hướng đi của bản thân bạn, hãy sống với con người thật sự của bạn - SÁNG TẠO MỘT BẢN THÂN KHÁC! SÁNG TẠO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA BẢN THÂN! SÁNG TẠO BẢN THÂN CỦA BẢN THÂN!” Con người chúng ta, ai cũng muốn mình là một bản thể riêng biệt, độc đáo, nổi bật, khác với tất cả mọi người khác. “Sáng tạo bản thân” là những lời dạy bảo, dẫn dắt con cái trên tinh thần cởi mở, dân chủ của một người cha, với nguyện vọng “Cuốn sách này không chỉ là muốn lớp trẻ biết đứng dậy, mà còn phải biết gánh vác. Từ cái “nhận” tiêu cực đến cái “cho” tích cực. Vượt qua nhược điểm của bản thân, sáng tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình!”. Nó bao gồm nhiều ví dụ từ cuộc sống của tác giả - Lưu Dung Trứ - một giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã có nhiều năm giảng dạy trong các trường đại học danh tiếng nước Mĩ. Trong đó có nhiều câu chuyện khá cảm động. Như “Tình thương không trách hận” - Bạn có thể sẽ nói, con cái luôn yêu cha mẹ và luôn có sự cảm kích. Nhưng con trẻ phần lớn để ở trong lòng, không biểu hiện ra bên ngoài. Vấn đề là cái “có” và “không” này có gì khác nhau? Bên ngoài thì nói là yêu thích tranh của mẹ, nhưng sau khi nhận lấy thì lại gác vào xó xỉnh nào đó. Miệng nói yêu cha mẹ, nhưng không quý trọng thân thể của mình. Bên ngoài thì kêu cha mẹ đừng khổ cực kiếm tiền, nhưng ăn xài không biết tiết kiệm. Luôn miệng kêu mẹ phải giữ gìn sức khoẻ, nhưng lại gọi mẹ làm cái này làm cái kia. Điều này giống như đứng ở trên bờ kêu lớn “Có người chìm, cứu mau”, nhưng bản thân lại không xả thân cứu người. Nhớ lại hồi nhỏ, có một bạn học mất mẹ từ thuở ấu thơ đến rủ tôi đi chơi. Khi cậu bạn đó nhìn thấy mẹ tôi chạy theo ra cửa đưa cho tôi chiếc áo len thì cậu ấy ngẩn ngơ cả nửa buổi. Lúc đó tôi nghĩ, điều này có gì đặc biệt đâu, mẹ nào cũng dặn dò con cái cần mặc áo ấm cả mà. Há biết, đó là vì tôi luôn “có”, vì vậy không biết quý giá cái “có”, còn cậu bạn tôi vì không có, nên thèm muốn, ước ao. Cổ nhân từng thương cảm nói “con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn”. Kỳ thực, nếu cha mẹ không sớm mất đi thì con cái làm gì không có cơ hội để phụng dưỡng cha mẹ? Đối với việc phụng dưỡng cha mẹ, hà tất phải đợi đến khi bản thân thành niên lập nghiệp? Những hiếu thuận thuở thiếu thời không phải là phụng dưỡng hay sao? Đáng tiếc là trên thế gian này, con cái sau khi đã làm cha mẹ, đã trải qua gian khổ, mới cảm thấy làm cha mẹ không dễ dàng, muốn quay lại báo đáp cha mẹ mình, nhưng con cái mình lại cần sự chăm sóc, nên lực bất tòng tâm. Đợi khi con mình đã lớn, bản thân có đủ vật chất và thời gian, thì cha mẹ đã ra đi vì tuổi già. Vậy thì, cơ hội hiếu dưỡng song thân tốt nhất, há không phải chính là lúc thiếu thời hay sao?” THẮP LÊN MỘT NGỌN ĐÈN cũng đem đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa: “Trên thế gian này không phải những người được yêu nhiều là biết yêu thương lại người khác mà chính những người yêu thương người khác nhiều, mới biết yêu thương sâu sắc! Cho đến một ngày, khi con trở thành cha mẹ, con mới hiểu tình yêu thương của cha mẹ là vĩ đại như thế nào. Vì vậy, đêm nay cha thắp lên ngọn đèn này là mong rằng khi con quay về nhà trong bóng đêm tối đen và trong cơn gió bắc lạnh buốt, từ xa con có thể nhìn thấy ngọn đèn trước cửa nhà. Con có dám nói là khi con nhìn thấy quầng sáng vàng vàng trước cửa nhà, từ trong đáy lòng con không toả lên một tình cảm ấm lòng con? Cha tin rằng, một ngày nào đó, khi con sống một mình, lúc con đi trên con đường tối như hôm nay, bước đến bậc thềm nhà mình, con sẽ nhớ lại ngọn đèn hôm nay của cha. Sau này khi con kết hôn, lúc trở về trong đêm khuya lạnh lẽo, nhìn thấy ngọn đèn cửa đang sáng, con sẽ vui sướng thốt lên: Nhìn xem! Vợ mình đang thắp đèn cho mình, cô ấy đang đợi mình! Sau này khi con có con, lúc con của con trở về nhà đêm khuya, con sẽ thắp lên ngọn đèn cửa cho con của con! Sau cùng, con có thể nghiệm sâu điều này: Ở sau mỗi ngọn đèn cừa đều có một trái tim, thậm chí nhiều trái tim đang thắc thỏm lo âu!”. Bên cạnh đó, trong tác phẩm còn những câu chuyện khá thú vị như: Giáo dục của gia đình Triệu Tiểu Lan; Khí chất và phong thái; Càng gian khó càng vươn lên, càng cháy to càng phát đạt; Kiên cường dưới sức ép; Có thử thách mới có tiến bộ; Phép lịch sự tối thiểu, Nghệ thuật diễn thuyết… Từ đó, không những lứa tuổi thiếu niên mà các bạn thanh niên cũng có thể rút ra nhiều bài học sâu sắc nhằm hoàn thiện bản thân, nhân cách, tạo cho mình bản lĩnh kiên cường, khí chất và phong thái cá nhân nhằm mở đường đi tới đỉnh cao thành công. Mời các bạn và các em cùng tìm đọc nhé! |
Dương Thúy Chinh |
Giới thiệu về nội dung
Sáng tạo bản thân- Một trong bộ ba tác phẩm best - seller nổi tiếng thế giới. Đây là bộ sách hay và hấp dẫn nhất trong các tác phẩm của nhà văn Lưu Dung đã được hàng chục triệu độc giả đón nhận trong suốt nhiều năm qua: gồm các bức thông điệp quý báu và hữu ích được kết tinh giá trị văn hoá nhân văn sâu sắc, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi nguồn tri thức.
Đây là những giá trị văn hoá Đông Phương gắn với tinh thần thực tiễn tâm lý học hiện đại. Mỗi câu chuyện trong tác phẩm sẽ giúp ích cho ban đọc những kiến thức thiết thực, hữu ích và cần thiết cho cuộc sống thường ngày.
Bộ sách là kim chỉ nam không thể thiếu trong đời để đạt được thành công và hạnh phúc.
Mục lục:
Quà tặng tình yêu
Vì sao không nói "Không"?
Chúa lề mề
Con được bao nhiêu?
Lòng thông cảm
Lao động và tuổi tác
So sánh
Phép lịch sự cơ bản
Sức ép
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét