Một người lập chí sửa đổi lỗi lầm, nếu có đầy đủ ba tâm hổ nhục, sợ tội và dũng mãnh, thì có thể lập tức sửa được lỗi lầm; như lớp băng mỏng mùa Xuân gặp phải ánh dương quang, lo gì không tan rã? Song sửa đổi lỗi lầm có ba góc độ dụng công. Một là từ trên thực tế để sửa đổi. Hai là từ trên đạo lý để sửa đổi. Ba là từ trên tâm niệm để sửa đổi. Do ba cách dụng công khác nhau, nên kết quả cũng bất đồng. Trước hết, nói về từ trên thực tế sửa đổi lỗi lầm.
Ví dụ như hôm qua sát sinh, hôm nay chấm dứt không sát sinh nữa. Hôm trước nổi giận mắng người, hôm nay bỏ qua không giận nữa. Đây là phương pháp chấm dứt lỗi lầm không tái phạm, bằng cách sửa đổi lỗi lầm khi sự việc đã phát sinh. Song sửa lỗi như vậy là miễn cưỡng dằn lòng, tuy qua được một lúc song mầm mống lỗi lầm vẫn còn trong tâm. Chỉ cần có cơ hội thích hợp là nó lại tái phát, đôi khi còn mãnh liệt hơn nữa. Người ta bảo tức nước vỡ bờ là vậy. Nên đây không phải là phương pháp sửa lỗi lầm một cách triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét