Thế nào là cải đổi lỗi lầm từ tâm niệm?
Người ta gây tạo lỗi lầm vốn nhiều vô số, song tất cả đều từ tâm niệm mà ra. Nếu tâm ta không động niệm, thì không có tạo ra bất cứ nghiệp gì. Như vậy lỗi lầm từ đâu mà sinh? Phàm người ta thường có nhiều lỗi lầm như tham đắm nữ sắc, danh tiếng, tiền của, hoặc hay nóng giận, v.v... Chúng ta không cần tìm hiểu phương pháp để cải đổi từng lỗi lầm một, mà chỉ cần nhất tâm nhất ý khởi niệm lành, làm việc thiện, lúc nào cũng chánh niệm hiện tiền, thì không có ý niệm tà ác nào xen khởi, làm ô nhiễm tâm ta được.
Ví như mặt trời soi sáng giữa từng không, tất cả những hắc ám đều không chỗ dung thân. Đây chính là yếu quyết tu tâm, sửa lỗi chân chánh duy nhất. Phải biết tất cả lầm lỗi tội ác đều do một tâm này gây tạo, nên chỉ cần ngay nơi tâm này sửa đỗi lỗi lầm. Đây giống như trừ cây độc, phải đốn tận gốc, trốc tân rễ, mới không sợ mọc trở lại, mà đâu cần phải chặt từng nhánh, bẻ từng lá!
Phương pháp cải đổi lỗi lầm cao minh nhất vẫn là tu tâm. Nếu biết tu tâm thì sẽ lập tức khiến tâm thanh tịnh. Vì tất cả sai lầm đều do tâm khởi niệm bất chánh mà ra. Nếu biết tu tâm, chánh niệm tỉnh giác, khi khi tà niệm vừa khởi liền phát giác. Tà niệm ngay đó sẽ không còn, tâm trở lại thanh tịnh bất động. Nếu ta không làm được như vậy, khi tà niệm khởi lên phát giác muộn màng , và không đủ sức giác chiếu để khiến nó tiêu diệt, thì phải dùng đạo lý để suy xét, thống trách, thì sẽ hóa giải được tà niệm đó. Còn như không biết dùng đạo lý để suy xét thống trách, thì cố gắng dằn lòng, tránh xa duyên phạm lỗi.
Cả ba phương pháp này tuy có cao có thấp khác nhau, song đều có giá trị riêng, và bổ túc cho nhau. Ta cần phải biết rõ mình, để có thể tùy cơ, tùy lúc vận dụng cả ba phương phá một cách thích đáng tu sửa lỗi lầm, ắt sẽ công hiệu. Song phương pháp tu tâm, chánh niệm tỉnh giác vẫn là chánh yếu, không nên bỏ qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét