…Chúng ta làm ra tấm gương cho người làm theo.
Bạn xem đời sống này của tôi, sống được rất thoải mái, nhiều hạnh phúc. Nguyên nhân gì vậy? Buông bỏ được. Bạn hủy báng tôi, tôi tán thán bạn, tôi cảm kích bạn. Tôi chân thật tán thán.
Vì sao phải tán thán? Bạn giúp tôi tiêu nghiệp chướng. Bạn là ân nhân của tôi.
Nghiệp chướng của tôi nếu không thể tiêu được vì sao đến nơi nào để tiêu? Phải đến 3 đường ác để tiêu.
Do đó 3 đường ác từ đâu mà ra vậy? Là nghiệp chướng của chính mình biến hiện ra. Ác nghiệp, ác chướng của bạn tóm lại phải tiêu. Bạn không tiêu, nhất định không thể kiến tánh.
Bạn làm việc tốt, đến 3 đường thiện, 3 đường thiện cho bạn tiêu phước. Phước cũng phải tiêu hết, ác cũng phải tiêu hết. 6 cõi không gì khác, tiêu nghiệp mà thôi. Nghiệp thiện thì đến 3 đường thiện để tiêu nghiệp thiện, 3 đường ác tiêu ác nghiệp. Sự việc chính là như vậy. Tự làm tự chịu, nhất định phải biết.
Ngay trong tâm thanh tịnh không có ác cũng không có thiện. Thiện ác 2 bên đều không có, gọi đó là chân thiện. Ở trên kinh, Phật gọi là Thiện nam tử, thiện nữ nhân. Đó là thiện ác 2 bên đều không có. Đây là chân thiện. Vạn nhất không nên hiểu sai thiện ác là tương đối. Đó là Cõi dục. Trong 6 cõi luân hồi là thiện ác tương đối. Khi làm Phật, Bồ Tát rồi, cái thiện đó là Thuần thiện. Thiện ác 2 bên đều buông bỏ. Vậy mới gọi là chân thiện.
Ở trong này chúng sanh mê, mê đã quá lâu rồi. Vì không có người dạy. Cho nên ngày nay, chúng ta lo lắng chính là người hoằng pháp quá ít. Người hoằng pháp vì sao ít vậy? Vì người tu hành quá ít. Người hoằng pháp phải thật tu. Không phải thật tu chỉ học 1 ít kinh giáo thì không được. Chính mình không thể làm được thì làm sao bạn có thể dạy người? Bạn chính mình phải chân thật làm được, bạn mới có thể dạy người.
Giáo hóa chúng sanh, thân phận xuất gia, tại gia là như nhau, là bình đẳng. Năm xưa, Thế Tôn còn ở đời đã thị hiện cho chúng ta xem. Thích Ca Mâu Ni Phật năm đó xuất thế, có 2 vị Phật đồng thời ở thế gian. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện Phật xuất gia, cư sĩ Duy Ma thị hiện Phật tại gia. 2 người này địa vị là bình đẳng, không hề khác biệt. Nói rõ, tại gia, xuất gia thành Phật như nhau. Tại gia, xuất gia hoằng pháp lợi sanh như nhau, phổ độ chúng sanh.
Các vị xem kinh Duy Ma Cật, đệ tử lớn của Thế Tôn (Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp) nhìn thấy cư sĩ Duy Ma đảnh lễ 3 lạy, nhiễu quanh phía hữu 3 lần. Đó gọi là sự hy sinh cống hiến, làm để cho chúng ta xem. Chúng ta mê hoặc, điên đảo. Chúng ta có phân biệt, có chấp trước. Khi vừa xuất gia mặc quần áo vào thì liền xem thường người tại gia. Là sai. Bạn xem thấy Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Ca Diếp tôn giả làm ra cho chúng ta xem.
Cho nên, người xuất gia hiện tại tạo tội nghiệt nặng hơn từ trước, tu hành không bằng người tại gia. Nguyên nhân là do đâu? Họ không hiểu được đạo lý này. Cho rằng khi vừa mặc đồ này vào thì là trên người rồi hơn tất cả. Không có người nào có thể so sánh được với ta. Tâm ngạo mạn đã sanh ra rồi. Tội nghiệt này sẽ rất nặng, chướng đạo của họ.
Phật pháp là bình đẳng. Bạn xem trên kinh Vô Lượng Thọ là thanh tịnh bình đẳng giác. Nếu bạn không thể bình đẳng với người, vậy là sai rồi. Cho nên, chúng ta cảm tạ Phật, Bồ Tát đã thị hiện ra tấm gương như vậy để chúng ta xem thấy, trong lòng hiểu rõ.
Các đồng tu nghe kinh, nghe được nhiều rồi, đều biết được: không tu hạnh Phổ Hiền, không thể viên thành Phật đạo. Hạnh Phổ Hiền thực tế mà nói: Chúng ta căn bản không cách gì tu học được. Nó có 10 khoá mục.
Thứ nhất là: Lễ kính Chư Phật. Chư Phật đó chính là tất cả chúng sanh. Chư Phật đó là nói cái gì? Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai. Phật vị lai chính là tất cả chúng sanh. Bạn xem thấy mỗi kiến đều là Phật. Bạn có thể làm được hay không? Việc này mà bạn không thể làm được thì lễ kính chư Phật, bạn không cách gì tu được. Chỉ trừ riêng ta ra là một phàm phu, tất cả đều là Phật, tình nhữ vô tình đều là Phật. Bạn mới có thể tu hạnh Phổ Hiền.
Ta thấy cái này không vừa mắt, xem thấy cái kia khó chịu, thì bạn làm sao có thể thành tựu? Thanh tịnh bình đẳng giác của bạn làm sao có thể hiện tiền? Hạnh Phổ Hiền chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Bạn tu hạnh Phổ Hiền trong nhà bạn còn có thể bất hòa sao? Không hề có đạo lý này. Tại vì sao vậy? Bạn xem thấy người nhà của bạn đều là Phật, đều là Bồ Tát, chỉ ta là phàm phu, nghiêm cung, kính cẩn đối với họ. Oan kết gì cũng đều được hóa giải.
Bạn cảm thấy mình được, người khác không được, xem thường người ta, xung đột do vậy mà phát sanh. Cho nên, hạnh Phổ Hiền đó thật là Lão tử đã nói: “Hòa đại oán, Tất hữu dư oán.” Tu hạnh Phổ Hiền thì dư oán không còn. Oan kết đó triệt để hóa giải rồi. Đây gọi là lễ kính, cung kính tất cả.
Thường ngày, chúng ta bái sám đều có. Mở quyển sám văn ra, tất cả cung kính. Bạn chỉ biết niệm. Niệm thế nào vậy? Gọi là tự gạt mình, gạt người. Vì bạn không làm được. Bạn còn nhìn thấy cái này không vừa mắt, thấy cái kia không vừa mắt. Nói cung kính tất cả, đó không phải gạt Phật Bồ Tát sao? Trên gạt Phật, Bồ Tát, dưới gạt tất cả chúng sanh, ở ngay đây là gạt chính mình. Làm gì có công đức chứ? Sám hối như vậy có được hiệu quả gì? Không hề có. Không bằng niệm A Di Đà Phật.
Tâm của bạn không chuyển đổi được, căn bản là bạn không thể làm được.
Xưng tán Như Lai. Bạn có phải xưng tán đối với tất cả chúng sanh không? Chư Phật cùng Như Lai là có suy xét. Chư Phật là từ trên tướng mà nói, nhất định không có phân biệt. Cho dù họ là thiện, là ác, đều bình đẳng lễ kính, cung kính.
Xưng tán Như Lai thì sao? Thì có khác biệt. Như Lai là từ nơi tánh mà nói. Đó chính là nói: tương ưng với tánh đức là thiện. Phải xưng tán.
Không tương ưng với tánh đức là bất thiện. Bất thiện thì thế nào? Bất thiện thì không nói. Nhất định không hủy báng. Không hủy báng cũng không tán thán. Đó là Bồ Tát Phổ Hiền đối nhân xử thế, tiếp xúc mọi vật. Bạn có tạo ác lớn hơn, ngài cũng không nói 1 câu. Bạn tạo 1 việc thiện rất nhỏ, ngài tán thán bạn.
Vậy chúng ta làm được hay không? Mỗi ngày tụng:
Nhất giả, lễ kính chư Phật.
Nhị giả, xưng tán Như Lai.
Tam giả, quảng tu cúng dường.
Nhị giả, xưng tán Như Lai.
Tam giả, quảng tu cúng dường.
Bạn tụng mỗi ngày. Cho nên, tôi thường hay cảm thán rằng: Ngày ngày đang gạt Phật, Bồ Tát. Bạn xem thời khóa sớm tối: sáng sớm gạt 1 lần, buổi tối lại gạt tiếp lần nữa. Còn cho rằng thời khóa của mình làm rất tốt, không thiếu thời nào. Không sai, mỗi ngày đều gạt không thiếu 1 thời. Có phải đang làm cái việc như vậy không? Bạn có công đức gì chứ?
Cho nên, phiền não của bạn 1 ngày 1 nhiều hơn. Năm sau nhiều hơn…
[còn tiếp]
[còn tiếp]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét