…việc này tương đối khó. Còn có phương pháp khác, đó chính là mang nghiệp vãng sanh, sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cái vấn đề này cũng là giải quyết cứu cánh viên mãn. Cho nên, chúng ta xem thấy câu nói này của Lão tử, đây là chú giải của đại đức xưa. Chúng ta liền biết ngay trong 1 đời này không sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì rất khủng khiếp.
Vì sao vậy? Cái tình kết này trong A-lại-da thức không thể khai mở. Bạn xung đột với tất cả chúng sanh ở thế gian này phiền phức rất lớn. Đời đời kiếp kiếp khổ không nói ra lời. Ta có thể đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Sau khi đi rồi ta sẽ trở lại, thừa nguyện tái lai. Ta sẽ giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn này. Khổ nạn gì vậy? Chính là tình kết mê đã quá nặng, là nguồn gốc của khổ nạn. Ta đến giúp đỡ cho họ, ta đến làm người hòa giải. Chư Phật, Bồ Tát ứng hóa ở 10 pháp giới không gì khác hơn làm người hòa giải mà thôi. Các ngài đến chính là làm cái việc này, chính là đến để hòa giải cho ta.
Cho nên, cái đoạn thứ nhứt này nói được rất hay, ý tứ sâu sắc vô cùng. Chỉ biết được là chúng ta học Phật không có thành tựu thì nhất định không thể giải quyết được vấn đề. Đó là đối với chính mình không thể giải quyết được vấn đề của chính mình.
Phía sau đây chình là nói Thánh nhân thời xưa, thái độ đối nhân xử thế của các ngài. Vua Thang, Thương Thang đều là bậc thánh nhân. Vua Thang nói: “Vạn phương hữu tội, tội tại trẫm cung”. Người trong thiên hạ có tội. Tội do đâu vậy? Tội ở 1 mình ta. Vì sao ông phải nói như vậy? Bởi vì ông là quốc vương. Nhân dân có tội, việc quốc vương không dạy cho tốt. Bạn hiểu được cái ý như vậy. Cái ý này nếu bạn có thể thể hội được, quay đầu nhìn lại gia đình chính mình. Trong gia đình của ta, mỗi 1 người không tốt thì ta có tội. Vì sao vậy? Vì ta không dạy tốt. Bạn không thể trách cha mẹ, không thể trách anh em chị em, cũng không thể trách cha mẹ. Bạn giác ngộ rồi, bạn không thể cảm hóa được người cả nhà thì bạn có tội. Tội ở chính mình.
Thánh nhân không giống như người thông thường. Người thông thường tội là ở người khác, cái gì tốt đều là ta. Cái này là đại tội, không có tội nào nặng hơn tội này. Là vua Thang đã nói. Người lãnh đạo bất cứ 1 đoàn thể nào, cái đoàn thể này không tốt thì người lãnh đạo có tội. Bạn không làm cho tốt. Trách nhiệm của người lãnh đạo có 3 chữ: quân thân sư. Chỉ cần họ đem ba chữ này làm cho tốt. Công đức của họ vô lượng
Quân là gì? Bạn lãnh đạo, bạn lên kế hoạch, đến dẫn dắt.
Thân là cái gì? Thân chính là làm cha mẹ, bạn phải nuôi dưỡng họ. bạn lãnh đạo họ, bạn phải nuôi đưỡng họ. Bạn phải làm cho đời sống của họ trải qua được tốt.
Thứ ba là sư. Sư là thầy giáo bạn phải dạy họ. Nếu như bạn không dạy tốt. Bạn không thể giải quyết vấn đề đời sống của họ. Bạn lãnh đạo quá dở, tội lỗi của bạn sẽ rất nặng. Cho nên, lời nói của vua Thang rất có đạo lý. Người lãnh đạo các cấp trong xã hội nên hiểu cái ý này.
Ngoài ra, 1 câu Trang tử nói. Trang tử là dân thường. Ông nói: “Dĩ đắc vi tại nhân, dĩ thất vi tại kỷ”. 2 câu nói này, chính là tôi đã nói trong Hội nghị ở Can Sơn: nếu chúng ta làm công tác hòa bình phải chuyển đổi quan điểm. Người khác đều là đúng, được ở người. Người khác đều là đúng. Thất là lỗi lầm, là chính mình. Tôi nói người khác sai cũng là đúng. Ta đúng rồi cũng là sai. Những người đó sau khi nghe rồi rất cảm khái, đều nói là: Thật quá khó!
Tôi nói quá khó chúng ta cũng phải làm. Đây chính là chúng ta đối với toàn thế giới an định hòa bình mà làm ra sự cống hiến. Chúng ta không thể làm được như vậy, chúng ta chỉ là nói trên miệng, ở đó kêu gọi hòa bình, kêu gọi an định. Hòa bình, an định không thể được thực hiện. Phải từ người nơi làm công tác hòa bình nhất định phải có tâm trạng này. Người khác đều là đúng ta là sai. Ta đúng rồi cũng là sai. Người khác sai rồi cũng là đúng.
Trung Quốc có 1 thánh nhân là vua Thuấn, Thuấn đã làm được. Vua Thuấn nhìn thấy mọi người đều là đúng, chính mình là sai. Cho nên mỗi ngày thay đổi, mỗi ngày phản tỉnh, mỗi ngày tự làm mới, trở thành đại thánh nhân.
Sau cùng, mọi người chúng ta cùng đồng khích lệ lẫn nhau. Người xưa nói “Nhiên tắc thánh nhân, thường thọ thiên hạ chi trách”.
Bạn là 1 người tốt, bạn học thánh hiền, đi con đường chánh pháp. Người đố kỵ bạn nhiều. Người phỉ báng bạn nhiều. Người nhục mạ bạn nhiều. Bạn phải chịu sự trách cứ của thiên hạ. Thế nhưng, chính mình thì sao? Chính mình nhất định không có tí gì oán hận trách cứ đối với người khác. Do đó, oán của họ, oán vô lượng kiếp họ có thể hóa giải. Họ có thể làm đến được không oán.
Cho nên, tôi khuyên mọi người: Chúng ta nên học vua Thuấn, học Đại Thuấn. Học Đại Thuấn mới tốt. Vì vậy, tôi đã viết mấy chữ này thân tặng đến các vị đó, để cho họ là những người nơi công tác hòa bình thế giới cùng đồng khích lệ.
Sau khi viết rồi bức này cũng dễ đọc. Tôi đem nó đến Hàng Châu, đó là 1 công xưởng làm quạt. Tôi muốn làm 2000 cây quạt này, làm lễ vật tặng người. Bởi vì, thứ này nếu như bạn treo nó trong nhà sẽ không thường xem. Cây quạt cầm trên tay, họ sẽ có thể xem thấy được. Vì vậy, mặt này là viết chữ, mặt kia là người ta vẽ tranh. Tôi thì khắc 1 số ấn chương. Ý nghĩa trong những ấn chương này cùng với những ý đã nói hoàn toàn giống nhau.
Cho nên, cây quạt 2 mặt này, tôi dùng nó để làm lễ vật. Hàng đẹp, giá rẻ. Ở Hàng Châu làm cây quạt này là 25 đồng nhân dân tệ. Tôi dùng cái này làm lễ vật, tôi nghĩ rất thích hợp. Một người tặng 1 cây quạt và cũng có in thành từng miếng có thể để nó vào khung kiếng, treo ở trong nhà. Còn cây quạt, mỗi ngày cầm nó trên tay, đem oán khí của chúng ta quạt đi hết. Tốt rồi, bây giờ thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.
A Di Đà Phật
[Hết]
[Hết]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét