Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Buông Bỏ Si Ái, Si Tình - HT. Tuyên Hóa


Kết hôn chính là mê mờ (hôn), mê mờ (hôn) chính là ngu si, nghĩa là cái gì cũng không biết.
 
Tại sao nói thập phương Bồ Tát, Đại A La Hán cùng những người tu đạo, tâm đều thông hợp lẫn nhau?[1] Đó là vì Bồ Tát, A La Hán và quý vị đều cùng tu tập một thứ định, đều là “phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô thượng đạo” – Xoay cái nghe trở về lắng nghe lại tự tánh, cho đến khi tánh nghe nhập vào bổn giác [2], đều tu Lăng Nghiêm Đại Định, cho nên đều như nhau. Đã là như nhau, thì tâm đều tương hợp, thông suốt lẫn nhau giống như dòng điện nối liền nhau vậy.  
Đừng nói chi đến chư Phật, Bồ Tát hay các vị La-hán, mà ngay cả chúng ta đây, tâm của người này với tâm người kia cũng có sự thông hợp, nếu quý vị nghĩ đến một người thì cũng giống như quý vị đánh một bức điện tín đến tâm người đó.  
- “Người kia có biết (tôi nghĩ đến họ) chăng?”
Tự tánh của họ cảm nhận được, nhưng tâm thức họ chưa chắc đã biết, tuy nhiên về mặt tự tánh thì cả hai đều biết.  
- “Nếu tôi cứ nghĩ đến người đó ngày đêm; nhớ nghĩ, nhớ nghĩ, nghĩ nhớ  mãi… Vậy thì người ấy cũng sẽ nhớ nghĩ đến tôi có phải không?”  
Quý vị dù có nhớ đến chết đi nữa cũng vô ích, giống như ở trước tôi đã có giảng về tánh si ái vậy. Người si ái thì, ôi! nếu có người yêu, thì suốt ngày nhung nhớ không nguôi. A! Cứ nhớ! nhớ! nhớ...  nhớ nhung như vậy! Nhớ tới nhớ lui, nhớ cho đến khi muốn chết. Làm sao chết? Là nghĩ đến việc kết hôn. Kết hôn tức là hôn mê luôn. Hôn mê rồi sẽ chết dần dần. Nên nói: kết hôn tức là hôn mê, hôn mê tức là ngu si, chuyện gì cũng không biết.         
Trong Hán văn, quý vị có thể suy luận về nghĩa của hai chữ Kết Hôn (結婚). Hôn (có nghĩa là mờ tối. Trong Hán văn thì ý nghĩa là như thế. Không biết trong Anh văn, ý tứ ra sao.  
 

[1] Xuất xứ của câu Kinh văn trên là từ đoạn Kinh văn này của Kinh Lăng Nghiêm: “Các ông tu tập thiền định, đạt được chánh định (Tam-ma-đề), tâm các ông tương thông tương hợp với tâm của chư vị Bồ Tát, và các vị vô lậu đại A la Hán trong mười phương, nên ngay đây mà được thanh tịnh trạm nhiên.”
Nhữ bối tu thiền, sức tam ma địa. Thập phương Bồ-tát  cập chư vô lậu đại A-la-hán, tâm tinh thông vẫn, đương xứ trạm nhiên.
汝輩修禪,飾三摩地.十方菩薩及諸無漏大阿羅漢,心精通吻[1],當處湛然.
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng đoạn Kinh trên như sau:
Khi quý vị tu tập thiền định, đạt được chánh định (Tam-ma-đề)đắc được định lực, tâm của quý vị tương thông tương hợp với tâm của chư vị Bồ Tát và các vị vô lậu đại A La Hán trong khắp mười phương. Cho nên, ngay đây mà được thanh tịnh trạm nhiên, mà an trụ trong cảnh giới thanh tịnh vắng lặng sẵn có. Sự thanh tịnh vắng lặng (thanh tịnh trạm nhiên) này, quý vị chớ đi nơi khác tìm kiếm. Nó ở ngay nơi quý vị (đương xứ), ngay đây chính là Như Lai Tạng Tánh (đương xứ tức thị), vốn thanh tịnh vắng lặng, trùm khắp Pháp giới.  
[2] Vì rằng tánh nghe vẫn còn thuộc trong vòng hư vọng nên mới có chuyển thành Vô thượng đạo tức giác ngộ.

Nguồn: http://www.dharmasite.net/KinhChieuYeu.htm#19

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét