Hãy cố gắng niệm Phật.
Đến chùa chỉ nên niệm Phật và cố gắng đừng nói chuyện nhiều.
Nếu phải nói chuyện thì chỉ nên nói chuyện Phật Pháp.
Tuyệt đối đừng bao giờ môi giới hay chính mình đi rĩ tai khuyên mọi người góp tài chính cho những mục đích riêng tư ví dụ cho từ thiện hay bất cứ việc gì, ngoại trừ sau khi đã xin phép thầy trụ trì và được chấp thuận. (thông thường các cuộc xin khuyên góp trong chùa nếu có chứng từ đều được chấp thuận) Lẽ tế nhị là mình nên tôn trọng luật lệ của Tam bảo, ba ngôi báo mà mình đã thệ nguyện nương tựa.
Lúc nào cũng phải nên niệm Phật vì đó chính là lẽ sống của
con người khi đã nhìn thấy cõi đời hư ảo. Đừng bao giờ bỏ mất thói quen niệm
Phật. Hãy niệm trong mọi lúc. Trong khi bạn đang rữa chén, quét nhà, hút bụi,
dọn dẹp trong ngoài. Nói chung khi làm công quả trong Chùa mình chỉ nên nhiếp
tâm niệm Phật và tránh đừng nghe những người khác nói chuyện tào lao. Khi rời
khỏi Chùa bạn nên hồi hướng phước báo trong suốt thời gian bạn ở Chùa làm được
bao nhiêu việc lợi ích cho Tam bảo và chúng sanh. Công đức này nên hồi hướng
trực tiếp cho tứ thân phụ mẫu, gia đình thứ đến cho nhân loại và thế giới được
yên ổn.
Bạn có thể làm đẹp cuộc đời mình từ sự phụng sự cho chúng sanh. Gần gũi là những người bạn đồng đạo đang cùng mình sinh hoạt dưới mái chùa. Vì vậy sự cống hiến công sức tài bảo của bạn để làm đẹp ngôi Tam Bảo tự nhiên có ý nghĩa rất to lớn. Phước báo này chính bạn là tác nhân sẽ thọ hưởng nó từ đời này đến đời khác không bao giờ cùng tận mãi cho đến khi bạn thành Phật.
Bạn hãy từ bỏ thói quen ích kỷ là chỉ làm tốt đẹp cho căn
nhà riêng của mình. Căn nhà đẹp mà bạn đang ở chỉ mang lại hạnh phúc cho vài
người ví dụ như cho bạn và gia đình
chồng vợ con cái anh em cha mẹ v.v.. Nhưng một ngôi Tam Bảo đẹp sẽ mang lại
hạnh phúc cho hàng vạn người vãng lai thăm viếng hay tu học.
Bạn nên đi Chùa sớm hơn giờ sinh hoạt để dễ dàng tham gia việc công quả trước khi vào khóa lễ ví dụ như dọn dẹp ngăn nấp những nơi cần thiết, quét sân Chùa, làm vệ sinh trong ngoài, hay sửa soạn vài việc cho khóa lễ giảng pháp và tụng kinh.
Bạn nên dành nhiều thời gian ở lại Chùa để tham học hay thắc
mắc những điều mà bạn đang ưu tư hay đề nghị những cải tổ cần thiết cho sinh hoạt Phật pháp.
Đức Phật dạy Tài sản lớn nhất của đời người là Trí Tuệ và Sức khỏe. Vì vậy bạn nên đặt nặng vấn đề phát huy loại tài sản quý báo này. Tiền bạc của cải có thể bị luật vô thường chi phối, nhưng tuyệt đối trí tuệ mà bạn tu được sẽ không bao giờ mất và nó sẽ giúp bạn thành Phật nhanh hơn trong đời vị lai. Đó là lý do tại sao chúng ta nên trân kính những lời dạy của đức Phật và tôn kính những bậc thầy chỉ đạo chân chánh. Sức khỏe tốt là điều kiện cần thiết cho tất cả mọi nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên làm sao để có sức khỏe tốt là điều chúng ta phải lưu tâm học hỏi và luyện tập. Phật giáo có đề cập đến ba điểm căn bản là Thiền định (hay niệm Phật), Ăn chay và Tập thể dục.
Thiền định hay Niệm Phật sẽ giúp phát huy trí tuệ và giữ cân
bằng hệ thống thần kinh giúp chúng ta có sự an lạc.
Ăn chay tạo nhiều phúc báo, tránh những nhân tố đưa đến bệnh tật, chấm dứt được oan báo giúp trường thọ đời này và đời sau. Loài thú ăn uống rất dơ bẫn mang nhiều mầm mống bệnh tật và chúng nó là những chúng sanh tham sống, sợ chết y hệt như con người. Khi bị giết để cung ứng xác chết nó cho chúng ta dùng, nó rất hãi hùng và câm hận kẻ giết. Tư tưởng câm hận này sẽ biến thành độc tố luân lưu trong thịt và máu. Loài người thích ăn xác chết động vật dĩ nhiên là sẽ ăn luôn độc tố thù hận. Đó là lý do tại sao có những con người hung dữ và nguy hiểm y như loài thú vì đã bị những oan hồn loài thú chiếm đoạt hết tánh linh của họ. Ngoại trừ những bậc tu hành đắc đạo có khả năng chuyễn hóa được oan nghiệp, phần lớn những thường nhân như chúng ta nên ăn chay tốt hơn.
Tập thể dục giúp cân bằng đời sống sinh lý và vật lý trong
thân thể. Những cử động của thể dục có năng lực tạo ra sức đề kháng chống lại
những suy yếu của cơ thể.
Thực tập ba điều căn bản này chúng ta sẽ có một sức khỏe tốt. Sức khỏe này sẽ trợ duyên cho việc học hỏi phát huy trí tuệ. Đó là chúng ta đã có trong tay loại tài sản quý báo nhất.
Thế giới này không thể hy vọng một nền hòa bình chân chánh.
Vì lẽ con người ngày nay đang ở vào giai đoạn chánh pháp cuối cùng. Trong tâm
của con người hiện tại phần lớn chỉ có oán ghét thù hận, ích kỷ và tham lam,
lường gạt, dối trá, độc ác, thị phi nhân ngã.v.v.. Muốn trừ diệt những điều này
không phải sức phàm phu có thể làm được, cũng không phải dễ dàng xử dụng các
pháp môn tu tập để hóa giải nó. Chúng ta phải nhờ đến tha lực của Phật A Di Đà
bằng cách niệm hồng danh của ngài. Phải nên cầu sanh về thế giới của Ngài tức
cảnh giới Tịnh độ ở Tây phương Cực Lạc. Nếu không được tái sanh về thế giới Tay
phương Cực lạc thì chúng ta sẽ phải chịu đựng sự thống khổ vô biên trong các
đọa xứ. Vì lẽ dòng thác của luân hồi sinh tử không gián đoạn này sẽ lôi chúng
ta đi mãi không bao giờ cùng tận cho đến ngày nào chúng ta biết quay đầu niệm
Phật. Niệm Phật chính là niệm tự tánh của mình, là thể tánh sáng suốt ở trong
tâm mỗi người. Vô minh là sự kiện che đậy thể tánh trong sáng trên khiến cho
mình bị chìm đắm trong sự lầm lẫn, kém hiểu biết.
Vô minh là nguốn gốc chi phối tất cả mọi sự việc. Niết bàn tượng trưng cho trí tuệ, là nơi chấm dứt mọi sự đau khổ hiện hữu. Vì vậy chúng ta phải hết sức nổ lực chấm dứt vô minh, thực hiện niết bàn.
Con người sẽ đi đâu để tìm hạnh phúc hay sự an lạc của tâm?
Bạn có thể chọn lựa nơi đến của mình. Dù bạn đang sinh hoạt ở bất cứ một đạo
tràng nào, điểm quan trọng và cần thiết vẫn là mục đích đạt được sự giác ngộ
cuộc đời. Bạn không nên tìm sự vui thú giả tạm ở đó. Vì như thế chỉ uổng công
và mất thời giờ khi cuộc đời quá ngắn ngủi!!. Đừng bao giờ nói đạo tràng này
tốt và đạo tràng kia không tốt. Thực sự chỉ có đạo tràng dạy chánh pháp giải
thoát và đạo tràng giả hình (hình thức ngoại đạo) không dạy chánh pháp giải
thoát. Bạn có quyền chọn lựa. và sau khi đã chọn lựa rồi thì hãy nhất tâm tu
tập và ủng hộ nơi mình đã chọn lựa cũng là ủng hộ chánh Pháp của đức Phật.
Bạn sẽ đi đâu để tìm sự giải thoát khi bạn đã nhận thức cuộc đời hư ảo? Có nhiều người quan niệm rằng tôi sẽ đi nhiều chỗ tìm những đạo tràng khác nhau để tu học kiến thức Phật pháp. Bạn lầm lẫn khi cho rằng kiến thức Phật Pháp (hay còn gọi là sự hiểu biết thế gian) nó sẽ giúp mình giải thoát. Một ngàn lần không phải như thế. Dù bạn là một nhà sư tài giỏi, một học giả Phật giáo uyên thâm nhất ngồi trên pháp tòa giảng giải đạo lý đến mọi người cũng chưa chắc điều đó phản ảnh được những giá trị tâm linh thực chứng. Nhưng một người tu hành đạm bạc với một pháp môn tu tập giản dị là niệm Phật, người đó có thể bảo đảm được sự thực chứng tâm linh cao quý. Xưa nay đã từng có những nhà sư có tài năng biện thuyết với học vị tiến sĩ Phật học đi khắp nơi giảng nói đạo lý, nhưng tiếc thay họ chỉ có kiến thức để thuyết thôi chứ chưa chứng đắc một tí gì cho sự nghiệp giải thoát tâm linh. Bạn có khả năng như thế chưa?. Cách tốt nhất nên tập ngồi yên như đức Phật. Hình tượng đức Phật thờ phụng nơi các đạo tràng chùa viện đã từng dạy cho chúng ta bài học giác ngộ rằng: “hãy ngồi yên lặng và tỉnh mặc nhin xuống cuộc đời nhân thế đầy đau khổ, chúng ta sẽ phát sinh được trí huệ để hiểu mình cần phải làm gì cho cuộc sống mộng mị này”. Nều một người đi nhiều nơi để tìm học Phật pháp với quyết tâm cầu giải thoát thì điều này trở nên rất quý báo. Tuy nhiên rất hiếm có người làm được như vậy. Ngoài điều này ra, những kẻ thích đi nơi này nơi nọ gọi là để học hỏi Phật pháp thực sự là họ đang lừa dối họ và lừa dối cả những người khác. Họ đi như thế là để tìm vui, thõa mãn những vọng tưởng nhất thời. Và điểm đúng nhất là họ chưa có đủ phước báo để nhìn trực diện vào mục tiêu giải thoát ra khỏi vòng sinh tử. Nếu muốn đi nhiều nơi để tìm cầu thiện hữu trí thức chỉ dạy Phật pháp thì hãy nên đi với tâm nguyện và tư cách của Thiện tài Đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm. Nói tóm lại Phật giáo là pháp để tu hành chuyển hóa nội tâm chứ không phải là những món đồ trang sức bằng một lô kiền thức dành để biện thuyết hay khoe khoan. Thử hỏi nơi một đạo tràng quen thuộc ở địa phương, mình còn chưa làm đủ bổn phận và trách vụ của người phật tử tại gia cộng thêm cái điên đảo của thị phi nhân ngã và hỷ nộ ái ố! thì mình đi đâu để tu hành giải thoát? Ngài Lục Tổ Huệ Năng từng dạy rằng: “người ở phương Đông tạo tội cầu sanh về phương Tây, người ở phương Tây tạo tội cầu sanh về đâu?. Ý của lời dạy này là khuyên chúng sanh hãy tự chuyễn hóa tâm niệm của mình tại nơi nào chúng ta đang sinh sống đừng cầu mong đến một chỗ nào đó để tìm sự yên tỉnh vì mấu chốt là ở tự tâm chớ không phải ở nơi chốn. Tâm tịnh thì cảnh giới tịnh. Đây là lời Phật tổ đã dạy. Tâm mình từ bi đó là Quan Thế Âm, Tâm nhân ngã là núi tu di, Tâm tà vậy là nước biển, Phiền não là sóng trào Tâm độc hại là rồng dữ, Dối trá là ma quỷ, Tâm điên đảo là cá trạch, Tâm tham lam, sân giận là địa ngục, ngu si là súc sanh. Trừ bỏ những tâm này thì cảnh Tây phương liền hiện đến, núi tu di sẽ sụp đỗ tan tành, nước biển được cạn khô, sóng biển lặng êm, rồng dữ sẽ không quấy phá. Tu như vậy thì tánh mình sẽ sáng suốt trong ngoài đều tỏ rõ đâu cần phải cầu về Tây phương, hay đi đến chỗ nào để được kết quả như thế.? Người mê bổn tâm thì sống với vọng tưởng điên đảo nay chạy chỗ này mai chạy chỗ nọ rốt cuộc chẳng được gì ngoài một mớ phiền não nhiễu loạn. Người ngộ bổn tâm thì biết Phật ở nơi tâm mình liền thấy ngay bổn tánh phát nguyện tu hành lợi ích cho vô lượng chúng sanh. Bởi vậy Phật thường dạy: “Phật và chúng sanh chỉ khác nhau ở chỗ mê và ngộ.” Nếu ngộ bổn tâm thấu triệt bổn tánh thì lập tức thành Phật.
Lúc nào cũng phải ghi nhớ Tâm là suối nguồn của tội ác và
thân này là nơi chất chứa biết bao nhiểu sự khổ não. Chúng ta sinh ra cuộc đời
này là thọ nhận hai sự kiện đau khổ nhất. Thứ nhất là thọ nhận một cuộc đời từ
lúc mới sinh cho đến già chết đầy những biến cố đau thương hay hạnh phúc giả
hình lẫn lộn. Thứ hai là thọ nhận một cái thân thể bất toàn đầy mầm móng của
bệnh tật và nhiều sự rắc rối khác đến từ cái thân này. Bởi vậy chúng ta phải
nên giải quyết hai điều này trước khi muốn làm một cái gì khác. Đó là cách thức
làm sao có một sức khỏe tốt và một tâm linh sáng suốt như đã nói trên. Nếu
chúng ta chưa từng biết qua về đạo lý
của Phật giáo thì hãy cố gắng tìm đến nơi những đạo tràng để tu tập. Nếu
chúng ta may mắn hiểu giá trị của đời sống tâm linh qua lăng kính Phật giáo thì hãy cố gắng xoay chuyễn
tâm niệm và quan điểm của mình làm sao cho phù hợp với chánh pháp giải thoát
của đức Phật. Đó là những gì cần thiết phải làm trong cuộc đời này.
Đức Phật giáng sinh ở cõi ta bà này mục đích là chỉ cho chúng sanh thấy chỗ mê lầm của mình đồng thời hướng dẫn chúng sanh tìm kiếm được cái thấy biết như thật của Phật tổ. Đó là lý do chúng ta nên phải học cái tri kiến của Như Lai. Đức Phật không hề hứa cứu rỗi một ai hay giúp tiêu trừ nghiệp chướng của ai. Ngài hiện thân tu hành thực chứng chân lý và chỉ cho chúng sanh con đường tốt nhất để có thể đạt được hạnh phúc chân thật ở đời này và đời sau. Điều mà chúng sanh không biết cứ mãi đi tìm hạnh phúc giả hình, rốt cuộc chỉ thấy toàn là sự đau đớn phiền lụy. Hạnh phúc này không cần yếu tố tiền bạc hay mái ấm gia đình.
Vì vậy chúng ta phải nên dừng lại ngay bay giờ. Chỉ có cách
đứng lại thì chúng ta mới khống chế được dòng thác sanh tử đang cuốn trôi con
người đi đến những nơi vô định tối tăm. Trước một dòng thác, anh đi tới cũng
chết mà đi lui cũng chết. Anh phải đứng lại và bơi ngang vào bờ thì anh sẽ
sống. Anh phải hiểu những điều này thì anh sẽ đạt được giải thoát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét