Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - Lời nói đầu

Lời giới-thiệu
Của Hoà Thượng Thích nguyên Hạnh
viện Chủ Trung Tâm Phật giáo, Chùa việt-nam

“...có một chốn địa ngục tên gọi là Vô Gián. Ngục này có chu vi mười tám nghìn dặm, có tường sắt cao một nghìn dặm, lửa cháy hừng hực suốt từ trên xuống dưới; có những loài rắn sắt, chó sắt phun lửa chạy đuổi nhau trên tường từ bên này qua bên kia; có giường rộng đến muôn dặm…”

Đó là những mô tả đọc được trong Kinh Địa Tạng. Kinh còn mô tả những thống khổ vô cùng tận của tội nhân ở đó: mỗi và mọi tội nhân đều tự thấy thân mình nằm chật cả giường rộng, bị đủ thứ hình cụ hành hạ đêm ngày không dừng nghỉ; nào bị móc, bị đâm, bị bằm, bị chặt; nào bị mổ mắt, bị cắn đầu, bị uống nước đồng sôi, bi dây sắt nóng quấn chặt lấy thân … một ngày một đêm muôn lần chết đi muôn lần sống lại … và Kinh bảo “đó là do vì nghiệp lực chiêu cảm mà ra như thế.”

Mô tả đến như vậy là cực kỳ cụ thể ở cái mức tận cùng của sự tưởng tượng về những đau-khổ-không-chỗ-tận-cùng của con người và chúng sanh. nhưng cũng vì vậy mà Kinh đã có thể lên tiếng nói cho những khổ lụy của hình hài, những gào thét đớn đau của con tim đến không bút mực nào tả xiết cho những ai đã từng trải qua. Giữa những chốn ngục tù đau khổ tận cùng như thế, Đức Bồ Tát Địa Tạng xuất hiện.  Xuất hiện như đã ở đó tự bao giờ, từ chỗ “bất khả thuyết, bất khả thuyết lâu xa về trước”, hoặc dưới cốt cách của một vị Trưởng giả Tử hay hình ảnh của một Thánh nữ bà La Môn; hoặc với địa vị của một Tiểu Quốc vương hay với hình dáng một người nữ tên gọi Quang Mục … Tất cả đều đã xuất hiện với “oai lực thệ nguyện không thể nghĩ bàn” : dù trăm ngàn vạn kiếp, vô lượng vô biên kiếp, bồ Tát cũng nguyện cứu độ cho hết thẩy chúng sanh đau khổ; cũng nguyện thi thiết hết mọi phương tiện để cứu vớt chúng sanh ra khỏi ác đạo mà đưa đến quả vị bồ Đề. “Chúng sanh độ tận mới chứng Bồ Đề. Địa ngục còn đây thề không thành Phật”. Chúng sanh vô biên, khổ báo vô tận thì thệ nguyện cũng vô cùng. Thệ nguyện đến như thế thì sức an nhẫn bất động khác nào đại địa, sự ẩn mật sâu kín vượt ngoài mọi nói năng, suy nghĩ, khác nào kho tàng cất chứa bảo vật. Đó là tinh lực nuôi dưỡng sự sống cho mọi loài hữu tình, vô tình. Đó là nguồn lực hồi sinh cho những tâm hồn tuyệt vọng, là năng lực tác thành trong cơn hủy diệt, là ngọc sáng trong đêm đen, là thuyền bè giữa biển khơi. Đó là vị bồ Tát mang hồng danh Địa Tạng, là nguyện lực đáp ứng niềm khát vọng giải thoát muôn thuở của con người và chúng sanh giữa biển nghiệp trùng trùng, khổ báo miên man bất tận này.

Lời Kinh như thế; hình ảnh vị bồ Tát với Thệ nguyện như thế nên Kinh và hình ảnh trở nên phổ biến đến độ đã tạo nên cả một nền tín ngưỡng Địa Tạng trên khắp một cõi Á-Đông. nay hai vị, Thượng Tọa Thích Trí Thường và Đại Đức Thích Linh như, y cứ vào bản việt dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, chuyển thể toàn bộ bản Kinh sang văn vần song thất lục bát của dân tộc. Đây là việc làm không chỉ đòi hỏi khả năng sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn mang tính sáng tạo thi ca; mà còn, căn bản sâu xa hơn, đòi hỏi một tâm hồn cảm xúc nhiệt thành với ý Đạo, với chính nền tín ngưỡng Địa Tạng đặt căn bản trên nỗi khổ đau vô hạn của cõi nhân sinh và năng lực của Thệ nguyện cứu độ vô biên. Cả hai điều đó. Tôi tin đều có đủ ở đây. Chính với niềm tin này mà tôi nghĩ, bản kinh chuyển thể này sẽ đi vào lòng người và góp phần làm cho nền tín ngưỡng Địa Tạng càng phổ biến hơn nữa. Cũng chính với niềm tin này và với tất cả tấm lòng trân quý mà tôi chân thành giới thiệu bản Kinh chuyển thể này đến với Phật tử mười phương.

Houston, ngày 26 tháng 2 năm 2009
Thích nguyên Hạnh
------------------

Lời Nói Đầu

Kinh bổn-nguyện Địa-Tạng bồ-Tát là một cuốn Kinh rất phổ-thông đối với Phật-Tử việt-nam. Nhiều người nghĩ rằng đây là một bài Kinh cầu siêu, người khác lại nghĩ đây là một bài Kinh báo hiếu. người ta thấy cuốn Kinh này thường được phật-tử trì-tụng trong dịp có thân nhân, nhất là cha mẹ quá cố. Các Chùa và Tự-viện cũng thường cử-hành khai kinh trì-tụng trong mùa vu-Lan. Kinh bổn nguyện Địa-Tạng bồ-Tát là một cuốn Kinh thuộc hệ-thống tư-tưởng Đại-Thừa và là một Kinh thuộc loại liễu-nghĩa. Kinh này được Đức Phật tuyên-thuyết trong một kỳ An-Cư Kiết-Hạ. ngài lên tận cõi Trời Đao-Lợi, nơi thác sanh của Thánh Mẫu Ma-gia Phu-nhân, nói Kinh này trong một pháp-hội có hằng-hà-sa bất khả thuyết chư Phật, các Đại bồ-Tát và các hàng chúng-sinh trong các cõi Trời, Thần, Quỷ và các hàng chúng-sinh nhân và phi nhân...

Trong Kinh, những phương-thức hành-trì để giải-thoát khổ đau, vượt vòng sinh-tử luân-hồi, ra khỏi ba cõi nhà lửa đều do chính Đức Phật Thích-Ca Mâu-ni và Đức Địa-Tạng Đại bồ-Tát nói ra. Mỗi lời thưa thỉnh của Ma-gia Thánh-Mẫu, của các bồ-Tát, Thần-vương, v.v..., mỗi câu trả lời của chính Đức Phật hay của Địa-Tạng  bồ-Tát là một hướng-dẫn phương-thức hành-trì hàng ngày để giải thoát tai nạn, bệnh khổ, nghiệp chướng, v.v...và cuối cùng là sự chứng quả vô-thượng Chánh-đẳng chánh-giác. Người Phật tử, nếu hàng ngày phát tâm tu-dưỡng hầu đạt một sự giải thoát toàn vẹn, thì cuốn Kinh này là một cuốn Kinh không thể
thiếu trong nhà. Huynh Đệ chúng tôi, trong những thời mạn đàm về Kinh-Điển Đại- Thừa của Đức như-Lai, nhận thấy cần phải tiếp tay Thầy Tổ tiền bối, đem lời dạy của Đức Đại giác-ngộ tới thật sâu trong lòng mọi Phật-tử, nên đã không ngại lời thô ý thiển, chuyển toàn bộ Kinh này sang thể văn vần song-thất lục-bát đặc-thù của văn hoá việt với hy vọng dùng văn tải đạo tới đại chúng Phật-tử. Trong việc chuyển vận, nếu có những sơ-xót ngoài ý muốn, chúng tôi xin được các bậc cao minh từ-bi chỉ giáo. Công việc này, nếu tạo được chút công-đức nhỏ-nhoi nào, xin hồi hướng tới tấtcả chúng-sinh trong pháp-giới.

Phật lịch 2553, Mùa An-Cư năm Kỷ-Sửu (2009)
Tỳ Kheo Thích-Trí-Thường
Tỳ Kheo Thích-Linh-như

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét