Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - Phẩm Thứ Nhất

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN
------
Thần-thông trên cung trời Đao-Lợi
PHẩm THứ NHấT:

1. Phật hiện thần-thông
  Một thuở nọ, tôi nghe như vậy, 
vì mẫu-thân, Phật dạy Kinh này: 
Tại Trời Đao-Lợi thuyết bày.
Số người dự đạo-tràng này rất đông. 
Chư Phật nhiều, thật không thể nói, 
Từ vô lường thế-giới tập trung, 
Hàng Đại bồ-Tát cũng đông,
 Mười phương Thánh-chúng thảy đồng ngợi-khen: 
“Đức Thích-Ca trong miền ác thế, 
Hiện thần-thông, trí-huệ biện-tài, 
Điều-phục được chúng mọi loài,
vốn tâm ương-ngạnh, ít ai thuận-hoà! 
Dạy diệu-pháp chi là vui, khổ. 
Thật cao-sâu chẳng chỗ nghĩ bàn.” 
Rồi sai thị-giả hỏi han.
Kính thăm Đức Phật hoàn-toàn an vui? 
Đức Thế-Tôn mỉm cười bày tỏ, 
Phóng trăm nghìn rực-rỡ vầng mây, 
Sắc mầu sáng chói đủ đầy,
vừng kia Trí-huệ, vừng này Từ-bi. 
Các vừng đại Quy-y, bát-nhã, 
vừng Kiết-tường sáng loá không-trung, 
Tam-muội, Công-đức trùng-trùng,
vừng mây Tán-thán rực hồng, vân vân... 
So mây sáng, vi-trần cũng thiếu! 
Lại phát ra vi-diệu âm-thanh: 
nào tiếng bố-thí độ-sanh,
Tiếng nhẫn-nhục độ, tiếng lành từ-bi. 
Tiếng giải-thoát, tiếng trì-giới độ, 
Tiếng rống gầm sư-tử, sấm rền, 
Tiếng vô-lậu, tiếng đại thiền.
Tiếng trí-huệ lớn, tiếng phiền xả-buông.

2. Trời rồng hội-họp
  Khi Phật phát muôn luồng âm-điệu, 
Không thể bàn vi-diệu tiếng xong. 
vô lượng Thần, Quỷ, Trời, Rồng,
Mười phương thế-giới hội cùng cõi Thiên. 
Trời Thiên-vương, Trời miền Đao-Lợi, 
Trời Diệm-Ma, Trời cõi Thiểu-Quang, 
Trời Tha-Hoá Tự-Tại bang,
Trời Đại-Phạm chúng, Trời đàng Phước-sinh,
Trời Phước-Ái, Thiên đình Quảng-Quả,
Đâu-Xuất-Đà, với cả Vô-Thiền, 
Trời Thiểu-Tịnh, Đại-Phạm-Thiên,
Biến-Tịnh, Nghiêm-Súc, các miền Ma-Hê, 
Cho đến Trời Phi-Phi-Tưởng-Xứ... 
Các cõi Trời đều dự hội này. 
Long-vương, Thần, Quỷ đủ đầy,
Cũng về tham-dự một ngày hội vui. 
Còn có cả Thần nơi cõi khác, 
Thần Ta-bà cùng các vùng xa, 
Thần sông, Thần biển, Rừng già,
Thần rạch, Thần núi, cùng là Thần cây, 
Thần cõi trời, Chủ ngày, Chủ tối, 
Thần uống-ăn, cây-cối chư Thần... 
Cùng Thần các cõi vân vân...
Đều tham-dự hội thập phần hỷ-hoan. 
Lại có cả các bang Đại-Quỷ, 
Ác-Mục, Đạm-Tinh-Khí quỷ vương, 
Hành-bệnh, nhiếp-Độc các phương,
Cũng đều đến tại đạo-trường bữa nay.

3. Đức Phật phát khởi
  Phật bấy giờ bảo ngài Sư-Lợi: 
“Thầy thử xem số hội-chúng đây, 
Phật, bồ Tát quốc-độ này,
Hoặc quốc-độ khác bữa nay cùng về. 
và Thần-Quỷ bốn bề thế-giới, 
về hội Cung Đao-Lợi hôm nay, 
Trời, Rồng các cõi đủ đầy,
Có bao nhiêu vị liệu Thầy biết chăng?” 
Ngài văn-Thù thưa rằng: “bạch-hoá 
Đức Thế-Tôn cao-cả trong đời! 
Dù con thần-lực cao vời,
Muốn đem tính đếm số người tại đây, 
Trong nghìn kiếp chẳng hay biết được 
Số chúng đang đứng trước Thế-Tôn.” 
Phật rằng: “ngay cả ta luôn,
Muốn dùng Phật-nhãn nghìn muôn lực-thần, 
Chẳng đếm xiết mười phần đầy-đủ, 
Số chúng đang tham-dự hội này. 
Thánh Phàm hội-chúng tại đây,
Của ngài Địa-Tạng xưa rầy dắt chăn! 
Hoặc đã chứng hoặc gần được chứng, 
Hoặc phát tâm mà khứng học-hành.” 
Văn-Thù Sư-Lợi liền trình:
“Con từ lâu sống bên mình Thế Tôn, 
Đã thành-tựu pháp-môn vô-ngại, 
nhờ căn lành đã trải bao đời, 
Thế-Tôn vừa thuyết ra lời,
bèn liền tin nhận không nơi nghi-ngờ. 
nhưng các vị tiểu-thừa chứng quả, 
Hoặc Thanh-văn, tám ngả Trời, Rồng, 
Học-hành, tu-tập chưa thông,
nghe lời chân-thật có lòng tin chăng? 
Dầu cho có lạy vâng đi nữa, 
Chắc trong tâm còn chứa nghi-ngờ, 
nếu không được rõ bây giờ,
E báng bổ sự phụng-thờ như-Lai! 
Xin Thế-Tôn ai-hoài đại-chúng, 
Dạy cho rành tâm dụng bổn-nguyên, 
Của ngài Địa-Tạng hiện tiền.
nguyện gì đã lập? nhân-duyên gì thành? 
Mà có được phước lành như thế, 
Thật bao-la, chẳng thể nghĩ bàn!” 
Phật bèn giải nói rõ-ràng
Cho ngài Sư-Lợi cùng hàng chúng-sanh: 
“Tỷ như vật: tre, tranh, cây, nấm, 
Lúa, mè, cùng bụi bậm Tam-Thiên, 
Lùm, rừng, núi, đá khắp miền,
Mỗi vật mỗi giải triền-miên sông Hằng, 
Lòng sông ấy trải bằng số cát, 
Mỗi nước là một hạt cát kia, 
Rồi trong mỗi nước lại chia,
Thành bao bụi-bậm, so về kiếp nay, 
Một hạt bụi sánh tầy một kiếp, 
Mỗi kiếp đều chứa nhiếp vi-trần, 
Đem vi-trần đó mà phân,
Lại bằng một kiếp hồng-trần thế-gian. 
Từ lúc ngài Địa-Tạng xuất-thế, 
Chứng được ngôi Thập-Địa đến nay, 
nghìn lần hơn số kiếp này,
Huống-hồ còn những kiếp ngài mới tu, 
Quả La-Hán công-phu cũng khẳm, 
Quả bích-Chi tổn lắm thời-gian. 
Làm sao có thể nghĩ bàn,
Chúng-sanh được độ đo bằng số chi. 
này văn-Thù! nguyện thề bồ-Tát, 
Quả thật như bát-ngát hư-không. 
Đời sau, phước báu gieo-trồng,
Được nghe danh-tự hoặc trông hình ngài, 
Hoặc khen-ngợi thần-oai bồ-Tát, 
Hoặc sơn, đồ, khắc, đắp tượng ngài, 
Địa-Tạng bồ-Tát linh thay,
giúp cho Đao-Lợi cung Trời thác-sanh.”

4. Trưởng-giả tử phát nguyện
  “Trải muôn kiếp thâm-canh về trước, 
Không thể bàn, biết được là bao! 
ngài là quý tử phú-hào,
Cha là trưởng-giả sang giàu ai đương! 
Trong đời đó Pháp-vương là Phật 
Hiệu Sư-Tử Phấn-Tấn như-Lai, 
Cụ-túc, vạn-hạnh đủ hai  (1)
Khắp nơi ba cõi trong ngoài đều tin. 
Trưởng-giả tử khi nhìn tướng-mạo, 
Phật trăm nghìn phước báo trang-ng
bạch: “ngài tu hạnh gì nên?
nguyện gì mà tướng hiện-tiền tốt-tươi
Phật bảo: “nay vì ngươi ta nói, 
Được thân này rất đỗi lâu-xa 
Thời-gian cần phải trải qua,
Lại thêm độ thoát hằng-hà chúng-sanh, 
Cứu tất cả sinh-linh đương khổ, 
giúp muôn loài uế-độ rời xa.” 
văn-Thù! nên cũng biết qua,
nghe lời Phật dạy, lòng đà khởi công. 
Trưởng-giả tử nghe xong liền nguyện: 
“Cho đến không kể xiết đời sau, 
Dù rằng chẳng biết bao lâu!
Chúng-sanh tội khổ tôi cầu cứu nguy. 
Tôi phát nguyện sẽ vì sáu nẻo 
Chúng-sanh kia mà khéo giảng-bày, 
Tất cả giải-thoát có ngày,
bấy giờ tôi mới chứng đầy Phật-thân.” 
bởi trước Phật nguyện thâm như thế, 
Mà đến nay đã kể trăm ngàn 
Ức muôn vô-số kiếp tàn,
Cũng không thể nói nghĩ bàn bao lâu! 
Chúng-sanh vẫn lao đầu cảnh khổ, 
Chẳng mỏi-nhàm, ngài cố cứu nguy, 
Thành Phật nào có nghĩ chi!
vẫn làm bồ-Tát đến khi nguyện thành.”


5. Bà-La-Môn nữ cứu mẹ
  Lại vô-số kiếp sanh quá-khứ, 
Thật lâu xa khó thử nghĩ bàn. 
Phật đương thời có hiệu ban,
giác-Hoa-Định Tự-Tại Hoàng như-Lai 
ngài có tuổi thọ dài rất mực, 
bốn trăm ngàn muôn ức kiếp hơn, 
Có người nữ bà-La-Môn,
Trong thời tượng-pháp, phước dồn dầy
Được người khắp đâu đâu kính nể, 
Được chư Thiên hộ-vệ mọi thời, 
Khi đi đứng, lúc nằm ngồi,
Chẳng quên tích phước, chẳng rời tâm
Mẹ nàng chẳng hưng-phù Chánh-phá
Lại tin theo đạo ác, thuyết tà, 
Thấy ngôi Tam-bảo, liền xa,
Lại còn hủy-báng hoặc là khinh chê. 
Dầu Thánh-nữ nhiều khi khuyên-nhủ
Đem pháp lành huấn-dụ mẹ nàng, 
Khuyên Mẹ việc ác đừng làm,
E rằng địa-ngục khó đàng thoát thân. 
nhưng bà mẹ chẳng cần Chánh-pháp
Không bao lâu mệnh thác lìa đời, 
Địa-ngục vô-gián là nơi
Thần-hồn sa-đoạ muôn đời khổ-đau. 
nàng nhớ mẹ, âu-sầu buồn-bã, 
biết mẹ mình nhân-Quả vô-minh, 
Chắc ba đường ác tái sinh,
Liền bán nhà đất, tận-tình cầu siêu. 
  Cầu cho mẹ phiêu-diêu nước Phật,  
  Tụng trì Kinh, sắm vật cúng-dường,  
  Chùa-chiền tháp-miếu mười phương, 
nguyện-cầu cho Mẹ biết đường thoát nguy.  
  Tại Chùa kia, nàng quỳ lễ lạy,  
  Tượng giác-Hoa Tự-Tại Pháp-vương,  
  Sinh lòng quý kính khác thường, 
Dập đầu lễ lạy cúng-dường chí tâm.  
  vừa lễ lạy, vừa thầm suy nghĩ,  
  Đức Phật kia đại-trí Thánh-nhân,  
  nếu ngài còn ở dương trần, 
Tôi đến bạch hỏi ngài phân tỏ-tường,  
  Chắc ngài biết đâu đường mẹ đến,  
  Thương tình tôi quyến-luyến mẹ già!  
  nghĩ rồi châu rớt lệ sa, 
Chăm chăm nhìn tượng Phật mà cầu xin.  
  Chợt không trung hình in có tiếng:  
  “Thánh-nữ kia đừng luyến bi-ai,  
  vì ngươi Ta sẽ chỉ bày, 
Chốn nơi mà Mẹ ngươi rày thác-sanh!”  
  Thánh-nữ hỏi: “Thần-linh nào đó?  
  biết lòng tôi sầu-khổ nhớ thương.  
  Mẹ tôi khi sống lầm đường, 
Chết rồi chẳng biết hồn vương cõi nào?”  
  Trên hư-không thanh-tao tiếng nhủ:  
  “Ta là Phật quá-khứ đến đây,  
   Giác-Hoa Tự-Tại như-Lai,
Mà ngươi vẫn đến hàng ngày bái-chiêm.  
  Ta thấy ngươi trang-nghiêm lễ lạy,  
  Mà cầu xin được thấy mẹ ngươi,  
  Thương tình Ta chỉ cho rồi, 
Khi nào biết được liệu nơi thăm-dò.”  
  nghe tiếng nói bất ngờ té xỉu,  
  Một hồi lâu mới chịu hoàn-hồn,  
  Hướng hư-không khóc dập dồn: 
“Cúi xin Đức Phật chỉ hồn mẹ con  
  Chỗ thác-sinh nay còn chưa biết,  
  Lòng không an tha-thiết nhớ thương,  
  Thân con chắc chết nửa đường, 
Không báo-hiếu mẹ, thọ trường làm chi!”  
  Đức giác-Hoa cũng vì Thánh-nữ,  
  Lòng hiếu-từ mà rủ lòng thương,  
  Phán rằng: “Xong chuyện cúng-dường 
về nhà hãy quán tận-tường danh ta,  
  Tâm nhất niệm sanh ra thần-lực,  
  Sẽ thấy ngay chỗ thác mẹ ngươi.”  
  nghe rồi chẳng dám dể-duôi, 
về nhà tức-khắc vào ngồi thẳng ngay.  
  Tâm nhất niệm đêm ngày tưởng Phật,  
  Đức giác-Hoa đệ nhất như-Lai.  
  Hồng-danh niệm một đêm ngày, 
Thân mình bỗng thấy bổng bay chập-chờn.  
  Rồi thấy mình hạ chân bờ biển,  
  nước biển thì luân-chuyển sục-sôi,
  biển đầy thú dữ, chao ôi! 
Thú thân bằng sắt đuổi người chạy quanh.  
  người trong biển đủ ngành nam nữ,  
  Thân nổi chìm, thú dữ bắt ăn.  
  Quỷ Dạ-Xoa thật dữ-dằn, 
nhiều đầu, nhiều mắt, tay chân cũng nhiều.  
  Răng nanh chĩa ngược chiều ngoài miệng,  
  bén như gươm, túm liệng tội-nhân,  
  Chụp người bẻ quắp đầu chân, 
Thành muôn hình-trạng, dám gần mà xem?  
  Thánh-nữ nhờ tinh-chuyên niệm Phật,  
  nên chẳng hề vỡ mật bay hồn.  
  bước lên đến một Quỷ-môn, 
Quỷ-vương vô-Độc ôn-tồn tiếp-nghinh:  
  Hỏi Thánh-nữ: “Duyên lành đâu đến,  
  bồ-Tát sao xuất-hiện chốn này?”  
  Thánh-nữ chân-thực tỏ bầy: 
“Đưa chân lạc bước, nơi đây chốn nào?”  
  Quỷ thưa: “ngài đã vào biển nhứt  
  nơi phía Tây núi ngục Thiết-vi.”  
  nàng rằng : “nghe nói chuyện kỳ, 
ngục-tù trong núi Thiết-vi lạ-lùng,  
  Địa-ngục mười tám từng rất khổ,  
  ngài nói xem chuyện đó thiệt chăng?”  
  vô-Độc quỷ đáp lại rằng: 
“Mười tám ngục ấy thường-hằng xưa nay.”  
  Thánh-nữ nói: “Tôi đây muốn tới, 
  Đến phương nào và khởi từ đâu?”  
  Quỷ-vương bèn nói đuôi đầu: 
“nếu không có nghiệp dễ dầu ra vô?  
  Còn cách khác là do thần-lực,  
  Được Thánh-nhân đúng mực hộ-trì!  
  Mới vào được núi Thiết-vi, 
ngoài hai điều đó ắt thì vô phương.”  
  nàng lại hỏi: “vì chưng nước biển,  
  Duyên cớ gì luân-chuyển sục-sôi?  
  Lại có thú dữ bắt người 
Mà ăn như thế do nơi tội gì?”  
  vô-Độc nói: “bởi vì nghiệp ác,  
  Cõi Diêm-Phù tạo-tác rất sâu,  
  Chết không kế-tự nguyện-cầu, 
Không làm công-đức tội sâu giải nàn.  
  Lúc sống cũng không làm việc tốt,  
  Lúc chết đi thân cốt rã-rời,  
  Đã qua bốn chín ngày rồi, 
Cứ theo nghiệp-ác đến nơi trả đền.  
  Cách biển này khoảng trên muôn dặm,  
  Là biển Đông còn lắm khổ đau,  
  biển này, khổ chẳng thấm đâu. 
Sa vào biển ấy khó cầu toàn thân.  
  nơi phía Đông của phần biển ấy,  
  Lại có thêm một dãy biển xa.  
  Tội nhân như cát Hằng-hà, 
Sa vào biển ấy kể là vọng tiêu  (3).  
  ba biển ấy do chiêu ba nghiệp,  
  nhân xấu xa tác-hiệp trên đời,  
   Quả-báo nào có xa xôi. 
ngay trong khi sống, chẳng rời một ly.  
  Lìa dương-thế tức thì rớt xuống,  
  ba biển đây thật uổng kiếp người,  
   gọi là biển-nghiệp đồng thời. 
Đều do nhân ác chiêu vời mà sa.”  
  Thánh nữ hỏi: “Đâu là Địa-ngục?”  
   Quỷ đáp rằng: “Địa-ngục ở đây,  
  Trong ba tầng biển nghiệp này, 
Trăm ngàn địa-ngục hiển-bày khác nhau.  
  Địa ngục lớn, trước sau mười tám!  
  ngoài ra còn một đám năm trăm,  
  Là địa-ngục dưới một tầm, 
Chật không đủ chứa tội-nhân đoạ-đầy.  
  Lại còn có, dây dây ngục nhỏ...  
  Số trăm nghìn, thống-khổ không lường.”  
  Thánh-nữ hỏi Đại Quỷ-vương: 
“Mẹ tôi mới mất, hồn đương chốn nào?”  
   Quỷ vương hỏi ly-hào cặn kẽ:  
   “bà ở trên dương-thế làm gì?  
  Thường thường tạo-tác nghiệp chi?” 
nàng rằng: “Thân mẫu cũng vì lầm mê,  
  Theo tà-giáo khinh-chê Chánh-Pháp,  
   Có lúc tin, niệm tạp lại kề,  
  Học theo ngoại đạo u-mê, 
Mới đây vừa khuất, biết về nơi đâu?”  
  vô-Độc hỏi đuôi-đầu tên tuổi.  
  nàng nói ra dòng-dõi song thân:  
  “bà-La-Môn vốn dòng chân, 
Thi-La Thiện-Kiến dương-trần cha tôi,  
  Duyệt-Đế-Lợi trên đời là mẹ.”  
  Quỷ chắp tay kính lễ thưa rằng:  
  “Xin bồ-Tát quá dương-trần, 
bà Duyệt-Đế-Lợi mãn-phần quy thiên.  
  nhờ con gái lòng chuyên hiếu-đạo,  
  vì mẹ mà tu-tạo phước lành,  
  Chẳng nề lễ vật sắm sanh, 
Cúng dường chùa-tháp, tín-thành như-Lai.  
  Công-đức chẳng riêng nài thân-mẫu,  
  Lòng từ-bi trải thấu tội-nhân,  
  Mọi người được hưởng chung phần, 
Tất cả, ngày ấy, thoát thân về Trời.”  
  Quỷ chắp tay thốt lời từ-tạ,  
  Diêm-vương-Cung vội-vã quay về.  
  Thánh-nữ chợt tỉnh cơn mê, 
nhớ việc đã thấy nên quỳ dâng hương.  
  Lòng thành-kính cúng-dường Đức Phật,  
  Phát lời thề chân-thật rộng sâu:  
  “Từ nay nhẫn đến mãi sau, 
Chúng-sinh tội khổ, tôi cầu giải oan,  
  bày phương-chước tính-toan thiện-pháp,  
  Mà chu-toàn giải-thoát muôn loài.”  
  Văn-Thù nghe Phật giãi-bày, 
Do nhân-duyên đó đời nay trở thành:  
   “Tài-Thủ Bồ-Tát, danh Vô-Độc,  
   bà-La-Môn nữ, gốc chẳng xa  
   Chính danh Địa-Tạng nay là! 
Muốn trừ nghi-hoặc nên Ta tỏ bày.” 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét