Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Ngày gửi: 24-03-2014

Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, hiện con đang bị bệnh phải cần phẫu thuật, con lại sợ mổ lắm, nên có lên mạng tìm coi có cách trị bệnh nào mà không cần phải phẫu thuật không. Sau khi xem qua, thì con thấy có Thiền Trường sinh học trị bệnh rất hiệu quả, và có rất nhiều người sau khi tập đã khỏi bệnh, con cũng muốn học thử, nhưng ngặt cái là người học buộc phải mở luân xa, con có nghe Thầy giảng về mở Luân xa, nên con cũng rất sợ mình chưa đủ lực, nếu mở thì rất nguy hiểm, giờ trong con rất phân vân, không biết phải thế nào cho phải, xin Thầy cho con lời khuyên. Con cám ơn Thầy, kính chúc Thầy thân tâm luôn an lạc!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Khi cố gắng rèn luyện để mong hết bệnh là con đã tự tạo áp lực cho mình rồi, áp lực đó vẫn xuất phát từ lo lắng,sợ hãi và phiền muộn. Nếu nhân có bệnh mà con nghiên cứu, học hỏi, chiêm nghiệm để  thấu hiểu được nguyên nhân, bệnh trạng, điều kiện duyên sinh của nó mà biết t điều chỉnh thì điều này giúp con chuyển hóa được c hai mặt nhận thức và hành vi (có liên quan giữa tâm bệnh và thân bệnh) và nhờ đó con thấu hiểu giới - định - tuệ, bát chánh đạo  thực sự là gì. Thông hiểu bệnh là một phần của giác ngộ.
Bệnh xuất phát từ thiếu hiểu biết về thân tâm và môi trường của nó, nên quan trọng là qua thân, thọ, tâm, pháp mà thấy rõ chính mình và ý nghĩa vô thường, khổ, vô ngã của cuộc sống chứ không phải cố gắng rèn luyện bằng cách này hay cách khác để thỏa mãn mong cầu thường, lạc, ngã để rồi chỉ tạo thêm cái khổ khác cho mình mà thôi. Bhāvanā có nghĩa là tu chính chứ không phải tu luyện. Tu luyện là mong đạt được trạng thái lý tưởng mà mình mơước đo đó ch tạo ra áp lực, còn tu chính là điều chỉnh lại cái sai để trở về với cái đúng vốn đã hoàn hảo. 
Có 3 loại tu chính: Tu chính thân (kāya bhāvanā), tu chính tâm (citta bhāvanā) và tu chính tuệ (paññā bhāvanā). Tu thân không phải là cố gắng giữ thân không bệnh, mà là thân không làm điều ác, làm nhng việc lành. Tu tâm không phải là cố gắng rèn luyện thiền định mà là tâm không tham sân si hay không có dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng. Tu tuệ không phải là tích lũy cho nhiều kiến thức, mà là thấy biết đúng bản chất vô thường, khổ, vô ngã của thân tâm và cuộc sống. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét