Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - Phẩm Thứ Mười

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN
QUYỂN HẠ
--------
So-Sánh Nhân-Duyên Công-Đức Của Sự Bố-Thí
pHẩm THứ mƯời:

  Lúc đó ngài Địa-Tạng bồ-Tát 
nương oai thần Đức Phật đứng lên, 
Chắp tay quỳ gối Phật tiền,
bạch lên Đức Phật nhân-duyên sau này: 
“bạch Thế-Tôn! Con hay xem xét, 
nghiệp chúng sinh khi kết duyên lành, 
như tâm bố-thí thực-hành,
nghiệp báo nặng nhẹ tựu-thành khác nhau! 
Quả phước lợi có sâu, có cạn, 
Kẻ một đời, người đặng mười đời, 
Trăm ngàn đời cũng có người...
Con vì không hiểu, thỉnh mời Thế-Tôn 
Xin vì con, kim ngôn khai-ngộ. 
Cho con được hiểu rõ ngọn-ngành!” 
Thế-Tôn trong pháp-hội lành,
bảo ngài Địa-Tạng chí-thành lắng nghe: 
“này Địa-Tạng, Ta vì Ông nói 
Tại nơi này, Đao-Lợi Thiên-Cung, 
giảng điều công-đức không cùng
Của việc bố-thí ở trong Diêm-Phù.” 
Địa-Tạng cảm duyên thù-thắng ấy, 
Trước Thế-Tôn cúi lạy trình thưa: 
“việc ấy con có nghi-ngờ,
Thế-Tôn khai-thị, Con chờ lắng nghe.” 
Phật dạy: “Diêm-Phù-Đề hằng có 
Hàng Quốc-vương, Tể-Phụ, Đại-Thần, 
Đế-Lợi, Trưởng-giả, vân vân...
gặp kẻ nghèo túng, tâm-thần bất an, 
Hoặc kẻ chẳng vẹn toàn thân-thể, 
Què quặt, câm ngọng chí điếc đui... 
Mà lòng cảm-khái chẳng thôi,
Đem của bố-thí, dùng lời thăm nom, 
Chẳng ỷ mình ngôi tôn cao-cả, 
Phát lòng từ, tự hạ phận mình, 
Dùng tâm hoan-hỷ thật tình,
Hỏi thăm, bố-thí sinh-linh tật-nguyền, 
Được công-đức vô-biên vô-hạn, 
như cúng-dường trăm vạn Thế-Tôn. 
Phước lành cao sánh núi non,
Trăm nghìn đời kế, phước còn hưởng lâu, 
ngọc mã-não, trân-châu, thất bảo, 
Đủ đầy do quả báo nghiệp lành, 
nói chi ăn uống thường tình, 
Y-phục xung-túc gia-đình giàu-sang. 
Lại nữa này Địa-Tạng bồ-Tát, 
Đời sau này có hạng Quốc-vương, 
bà-La-Môn ...khắp mười phương,
gặp chùa tháp Phật, đạo-trường Thánh-nhân, 
Của bồ-Tát, Thanh-văn, Duyên-giác, 
Sửa sang cùng tô đắp tượng hình, 
Cúng-dường, bố-thí chí-thành,
Suốt trong ba kiếp cõi lành gửi thân, 
Hưởng quả vui Trời, Thần, Đế-Thích 
nếu lại đem lợi ích, nhân lành, 
Hồi-hướng tất cả chúng-sanh,
Thì Quốc-vương đó phước lành càng tăng. 
ngôi Đại Phạm-Thiên-vương dành sẵn, 
Trong mười đời hơn hẳn kiếp này. 
nếu Quân-Chủ đó lại hay
gặp chùa tháp cũ rạn-dày gió mưa, 
Hoặc kinh, tượng hao-hư mục-rã, 
Mà phát tâm hỷ-xả cúng-dường, 
Tự mình tu sửa Phật đường,
Hoặc khuyên người khác chủ-trương tu-bồi, 
Hoặc khuyến-hoá nhiều người chung sức, 
Kết duyên lành công-đức vô-biên, 
Đời sau số đến trăm nghìn,
Chuyển-Luân-vương đó phần riêng hưởng đền. 
Còn những người góp duyên bố-thí, 
Trăm nghìn đời cũng sẽ làm vua. 
nếu đem phước báu sửa chùa,
Hồi-hướng về đạo nhất-thừa chánh-chân, 
Thì công-đức vô-ngần rộng lớn, 
Quốc-vương cùng đồng bạn gieo duyên, 
ngày sau ngôi vị Thánh-Hiền,
Đều thành Phật cả, chẳng nên nghi-ngờ. 
này Địa-Tạng! bây giờ nghe kỹ, 
Trong đời sau có vị Quốc-vương, 
Hay hàng giáo-sĩ  (17) mười phương...
gặp người già yếu lại thường ốm đau, 
Hoặc sản-phụ đang cầu giúp đỡ... 
Thấy khó nghèo chẳng nỡ quay đi, 
Phát tâm bố-thí đại-bi,
Đem cho cơm nước, cấp kỳ thuốc men, 
Phước-đức ấy khó nên suy nghĩ, 
Quả-báo lành chẳng thể đo-lường, 
Tịnh-cư là chốn thiên-đường,
Một trăm kiếp thác sinh thường làm vua. 
Hai trăm kiếp vui đùa cõi dục, 
Sáu từng trời đủ đức làm vua, 
Tiếng khổ, ác đạo không chờ,
Trăm nghìn đời chẳng bao giờ nghe tên. 
Rốt-ráo ngồi toà sen vô-thượng, 
viên-mãn hành vô-lượng bốn tâm  (18). 
nhân-duyên bố-thí cao thâm,
Lại đem hồi-hướng đạo-tâm bồ-Đề, 
Đem công-đức nguyện thề hồi-hướng, 
Chẳng so-đo vọng-tưởng ít nhiều, 
Phật quả dù có cao-siêu,
Rốt-ráo cũng đạt, chớ nhiều băn-khoăn. 
Huống chi quả do nhân đức tích, 
như vua Trời, Đế-Thích, Chuyển-Luân! 
Thế nên Địa-Tạng! Ông cần
Khuyên-răn chúng phải tu nhân thực-hành. 
Lại vầy nữa, chúng sanh nam nữ, 
Đời sau nghe pháp-nhũ độ sanh, 
gieo trồng chút ít phước lành
Dẫu rằng nhỏ-nhiệm như hình sợi lông, 
Hoặc như tóc, như cùng mảy bụi, 
Cũng là nhân phước-lợi vô cùng, 
Quả lành thọ-hưởng vô chung,
Công-đức thù-thắng thật không thể bàn. 
Lại vầy nữa thiện nam tín nữ, 
Trong đời sau ví thử thấy hình, 
Thấy tượng Phật tại tháp đình,
Thấy tượng bồ-Tát, hoặc hình bích-chi, 
Mà phát tâm bồ-đề cung-kính, 
Dùng tâm thành quyết-định cúng-dường, 
Kể cả hình Chuyển-Luân-vương,
Cũng đặng hưởng phước vô-lường nhân Thiên. 
nếu lại đem phước duyên thù-thắng, 
Hồi-hướng cho bình-đẳng chúng-sanh, 
Phước-lợi cùng với nhân lành,
Khó đem so-sánh tinh-minh rạch-ròi. 
Lại vầy nữa trong đời sau đến, 
người nào gặp kinh-điển Đại-Thừa, 
Hoặc nghe phúng-tụng sớm trưa,
Một câu một kệ tâm ưa vui mừng, 
Mà phát tâm cúng dâng bố-thí, 
Quả báo lành chẳng kể hết đâu, 
Lại đem công-đức cao sâu,
Phát tâm hồi-hướng chẳng cầu lợi riêng, 
Thời công-đức phuớc-duyên tích-tụ, 
Khó thể nào ví dụ cho thông. 
Địa-Tạng! Ta lại vì Ông,
nói thêm ích-lợi của lòng kính tin. 
Trong đời sau có thiện nam nữ, 
gặp tháp chùa, kinh chú đại-thừa. 
Phát lòng cung-kính tin ưa,
 Cúng-dường, chiêm-ngưỡng tháp chùa trang-nghiêm. 
Kinh tháp mới, một niềm lễ lạy, 
Kinh tháp hư, áy-náy sửa-sang. 
Cúng-dường tiền-của bạc vàng,
Ra công tu-bổ nghiêm-trang tháp chùa. 
Hoặc tự mình sắm mua vật-dụng, 
Hoặc khuyên người góp cúng-dường thêm. 
Công-trình tu-bổ mãn-viên,
Lợi-ích là đặng phước-duyên báo đền. 
người góp sức cũng thêm công-đức, 
ba mươi đời tiểu-quốc làm vua. 
Còn người tu-bổ tháp chùa,
Chuyển-Luân ngôi-báu làm vua Trời, người. 
Đem pháp lành mọi thời giáo-hoá, 
Các tiểu vương, khắp cả nhân Thiên, 
Làm cho dứt sạch ưu-phiền,
Thấm-nhuần pháp Phật gieo duyên phước-lành. 
Lại vầy nữa! Chúng-sanh hậu kiếp, 
nếu có người liên-tiếp một lòng 
Ở trong pháp Phật gieo trồng,
Hạt nhân bố thí, ra công cúng-dàng, 
Hoặc tu-bổ sửa-sang chùa tháp, 
Hoặc giữ-gìn bảo-pháp chú kinh, 
Ít nhiều chẳng kể trọng khinh,
Sợi lông, mảy bụi cũng thành phước-duyên. 
nếu lại trải khắp miền pháp-giới, 
Hồi-hướng cho phước-lợi chúng-sanh, 
Thời công-đức đó kết thành
Quả vui thượng-diệu quang-vinh ngàn đời. 
nếu chỉ hướng trong ngoài thân-quyến 
Hoặc lục thân, hoặc nguyện cho mình, 
Quả vui cũng được tựu-thành,
Suốt trong ba kiếp duyên lành an-vui. 
Cứ một phần tu-bồi sự tốt 
Quả báo lành muôn một trội hơn. 
Địa-Tạng! Ta đã tỏ phân
Công-đức bố-thí! Ông cần lắng nghe”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét