Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - Phẩm Thứ Tư

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN
-----
Nghiệp-cảm của chúng-sinh
PHẩm THứ TƯ:

1. Bồ-Tát vâng chỉ
  Lúc đó Địa-Tạng Đại bồ-Tát 
Quỳ khấu-đầu bạch Phật như sau: 
“Con nhờ oai-lực nhiệm-mầu,
Thế-Tôn gia-hộ nguyện sâu mới thành! 
Thần-thông hoá-thân lành khắp chốn, 
vì chúng sanh cứu khốn giải nguy. 
nếu không nhờ lượng từ-bi,
Của Phật gia hộ, phép gì hoá thân? 
nay Thế-Tôn ân-cần phó-chúc, 
ngài Dật-Đa đến lúc giáng thần, 
Chúng-sanh chìm nổi sáu trần,
Con đều độ thoát, mười phần hỷ-hoan. 
Con xin vâng lời vàng trao lại, 
Xin Thế-Tôn chớ ngại, đừng lo!” 
Phật còn tha-thiết dặn-dò:
“Chúng-sinh ba cõi phải cho chu-toàn! 
Chúng sinh chưa mãn-hoàn giải-thoát, 
Là do nơi tính giác chưa yên. 
Dữ thời quả dữ kết duyên.
Lành thời quả tốt đến phiên sẽ thành. 
việc lành dữ tuỳ sanh duyên-cảnh  (5), 
Lại theo duyên và cảnh trôi lăn, 
năm đường (6) chẳng lúc dừng chân,
Mê lầm, chướng nạn, vi-trần khó so. 
Tỷ như cá lửng-lơ bơi lội, 
Trong lưới giăng trên dưới nước dòng, 
Thoát ra chẳng chịu thong-dong,
vẫy-vùng rồi lại mắc vòng lưới giăng. 
nên ta vẫn thường hằng lo nghĩ! 
Đời trước Ông quyết ý lập nguyền, 
Trải qua nhiều kiếp triền-miên,
Rộng độ chúng khỏi não-phiền khổ đau. 
bởi Ông có nguyện sâu như thế, 
Ta còn gì chẳng thể an lòng? 
Sẽ hằng gia-hộ cho Ông,
Chúng-sanh độ tận, nhập dòng như-Lai.

2. Định Tự-Tại Vương bạch hỏi
  Sau khi Phật dạy lời như vậy, 
bồ-Tát Định Tự-Tại vương, bèn 
Trật vai quỳ tại Phật tiền,
bạch hỏi xin Phật nói lên rõ ràng:  
“bạch Thế-Tôn! Địa-Tạng bồ-Tát, 
 Từ lâu xa đã phát thệ gì? 
Mà nay được Phật từ-bi,
ngợi-khen như thế! Xin vì nói cho!” 
Thế-Tôn phán: “Khéo lo suy-xét! 
Ta vì Ông nói hết đầu đuôi, 
Lóng nghe!” Phật kể khúc-nhôi:
“Từ vô lượng số kiếp đời đã qua, 
Không thể nói bao xa về trước! 
người đương thời có được duyên lành, 
Phật thân tại thế xuất sanh,
Hiệu: nhất-Thế-Trí Tựu-Thành như-Lai! 
Mười danh-hiệu  (7) thần oai đầy đủ, 
Phật trụ đời, kiếp thọ sáu muôn. 
Khi chưa thành bậc Sa-Môn,
Làm vua một nước, tâm-hồn thanh-cao. 
Cũng có một vương-hào lân-cận, 
Hai vua cùng kết khắn bạn lành, 
Hai vua đồng nguyện thực-hành,
Hạnh lành mười món  (8)
 nhân-sinh nương-nhờ. 
Dân hai nước chẳng thờ chánh-pháp, 
Phần nhiều tạo việc ác tranh-đua, 
Làm phiền tâm-trí hai vua.
Tính toan phương-chước độ thừa nhân-dân. 
Một vua nguyện Phật thân sớm đắc, 
Đủ thần-thông giải-thoát chúng-sanh. 
Còn vua kia nguyện rất lành:
Chúng-sanh độ tận mới thành Phật thân. 
Định Tự-Tại! Ân-cần Phật bảo: 
“vua trước thì nay đáo Phật đài, 
Hiệu, nhất-Thiết-Trí như-Lai.
vua sau, Địa-Tạng là ngài đích danh. 
vì chúng-sanh tranh-giành tạo khổ, 
Lời nguyện xưa kiên-cố thực-hành, 
vẫn Đại bồ-Tát! mang danh,
Chúng sanh chưa tận, Phật trình còn lâu.”

4. Quang-Mục cứu mẹ
 vô lượng kiếp xa đâu thuở trước, 
Sinh-linh lại có được phước lành, 
Đương thời có Phật xuất sanh,
Hiệu Liên-Hoa Mục tu thành như-Lai. 
bốn mươi kiếp, tuổi ngài thọ dụng. 
Đem pháp lành dạy chúng an-hoà. 
nhưng thời Chánh, Tượng pháp qua.
Đến đời mạt pháp có nhà Thanh-văn, 
Đắc La-Hán mà chăn dân chúng. 
Một ngày đi phúng tụng độ sanh, 
gặp người nữ dáng tịnh-thanh,
Tên là Quang Mục, sắm-sanh cúng-dường. 
La-Hán nhận, hiện trường thọ-dụng, 
Rồi hỏi nàng Quang-Mục muốn chi? 
nàng bèn thưa thốt chi li:
“ngày mẹ tôi khuất tôi vì hiếu thân, 
Hành phước-thiện làm nhân cứu vớt 
Hồn mẹ tôi chẳng rớt ngục sâu, 
bây giờ chưa biết về đâu?
Xin ngài thương-tưởng ngõ hầu chỉ cho!” 
La-Hán lắng tâm-tư nhập định, 
Quan-sát hồn ở cảnh-giới nào, 
Địa-ngục, hồn đã đọa vào,
Đang chịu thiêu đốt kêu gào thảm-thương. 
La-Hán hỏi mẹ nàng Quang-Mục, 
Lúc sanh tiền thuần-thục hạnh gì, 
Mà nay đầy ngục A-Tỳ?
nàng thưa: “Lúc sống mẹ vì miếng ăn. 
Mà sát hại ngàn trăm trạnh cá, 
Phần nhiều là trạnh cá con con, 
nào chiên, xào, nấu, hầm, om...
Miễn cho ngon miệng ác còn ngại chi. 
Số giết ăn chẳng gì đếm nổi, 
nghiệp sát-sanh tội-lỗi chắc nhiều, 
giờ đây nghiệp đã cảm-chiêu,
Xin ngài chỉ dạy phương-điều cứu ra.” 
La-Hán cũng xót xa thương-tưởng, 
bèn tính toan phương-chước cứu nàn, 
nghiêm nhìn Quang-Mục mà rằng:
“ngươi nên chí-thiết cúng-dàng như-Lai, 
niệm Liên-Hoa-Mục ngài cứu-độ, 
Tượng như-Lai kiên cố đắp tô. 
Kẻ còn người mất đều nhờ,
Mót bòn phước-đức phụng-thờ Phật đây.” 
Quang-Mục nghe lòng đầy u-uất, 
về đến nhà liền xuất bạc tiền, 
Thỉnh kinh, đắp tượng trang-nghiêm,
Chí-thành niệm Phật ngưỡng-chiêm đêm ngày. 
Công-phu niệm sâu dày quán-tưởng, 
nàng chiêm bao hảo-tướng Phật-đà. 
Hiện thân kim sắc sáng loà,
Phóng quang rực-rỡ như toà Tu-Di. 
Đức Phật phán: “nữ-nhi Quang-Mục! 
Chẳng bao lâu là lúc mẹ ngươi, 
Tái sanh trở lại kiếp người,
Làm con tớ gái nhà ngươi đang dùng. 
Khi vừa cảm được lòng lạnh đói, 
Thì cũng vừa biết nói biết la.” 
Quả-nhiên chẳng phải lâu xa,
Thì đứa tớ gái trong nhà hạ sanh, 
Một bé trai, chưa đành ba bữa, 
Đã biết la ú ớ nói-năng. 
Cùng Quang-Mục, khóc than rằng:
“Trong vòng sanh-tử kết bằng nghiệp-duyên. 
Đã phải chịu triền-miên thống-khổ, 
Quả-báo tội tù, chỗ tối-tăm. 
với người tôi chẳng xa-xăm,
nguyên từng làm mẹ chăm-bằm mến-thương. 
Tôi từ lúc trên dương vĩnh-biệt, 
Đã vì mang oan-nghiệt lâu đời, 
A-tỳ địa-ngục sa chơi,
Trải bao thống-khổ người đời khó tin. 
nhờ phước-lộc người trên dương-thế, 
Được thác sinh làm kẻ tiện-ti, 
nhưng vì nghiệp tội lê-thê,
năm mười ba tuổi lại về ngục trung. 
nay cùng người trùng-phùng dương đạo, 
Hãy tìm phương chu-đáo giúp cho. 
Thân sau khỏi đoạ tam đồ,
Sửa sai nghiệp ác nguyện lo tu-hành.” 
Quang-Mục nghe kể rành như thế, 
Chắc mẹ mình chẳng thể nào sai. 
Lòng buồn cũng được nguôi ngoai,
Lại cùng đứa trẻ hỏi vài ba câu: 
“Đã là mẹ tôi, đâu chẳng biết, 
Tội-lỗi gì? Oan-nghiệt ra sao? 
Mà địa-ngục phải sa vào.”
Trẻ thưa: “Lời nói tôi nào dám sai, 
Tội của tôi do hai việc ác, 
giết sinh-linh, khinh-bạc mắng người. 
Thân kham khổ báo mấy đời,
nếu không nhờ được phước người giúp cho, 
Tội-nghiệp đó còn chưa thoát khổ.” 
Quang-Mục rằng: “báo khổ ra sao?” 
Trẻ thưa: “nhắc tới nghẹn-ngào,
Kể nghìn năm cũng khó nào nói xong! 
nhắc hình-phạt trong lòng bất-nhẫn, 
việc ác xưa ân-hận kịp đâu!” 
Quang-Mục rớt lệ tuôn châu,
Hướng hư-không, khẩn cúi đầu vái-van: 
“nguyện thân-mẫu khỏi hoàn địa-ngục, 
Tuổi mười ba bất phục A-Tỳ. 
Đường ba ác thú (9) đừng đi.
Mười phương chư Phật thương vì chứng minh. 
Xin vì mẹ thực-hành nguyện lớn, 
Cứu mẫu thân khỏi chốn tam đồ, 
Phận hèn tôi-tớ đừng vô,
Khỏi mang thân nữ cùng-đồ kiếp sau. 
Trước như-Lai, dập đầu phát nguyện, 
Từ ngày nay nhẫn đến trăm ngàn 
muôn ức kiếp chẳng thể bàn,
bất phân thế-giới có hàng chúng-sinh. 
Đang chịu tội khổ hình địa-ngục, 
Hoặc ba đường cùng cực ác môn, 
nhờ vào oai-lực chí-tôn,
nguyện vào cõi khổ vớt hồn tội-nhân. 
Độ chúng đó khỏi gần ác đạo: 
Địa-ngục, ngạ-quỷ đáo súc-sanh, 
Độ chúng đắc bổn nguyên-minh  (10).
nếu không độ tận không thành như-Lai.” 
Quang-Mục nguyện sâu dày như thế! 
nguyện vừa xong thì kế trên không, 
Tiếng truyền của Đấng Đại-Hùng
Phát ra lồng-lộng chứng lòng gái ngoan: 
“này Quang-Mục! Chu toàn cho mẹ, 
Mà phát lời nguyện-thệ rất sâu. 
Khởi lòng từ-mẫn nhiệm-mầu,
Chúng-sanh các cõi đâu đâu cũng nhờ. 
Ta quan-sát mười ba tuổi tới. 
Mẹ ngươi sanh thế-giới người Trời  (11). 
Sau khi thọ mạng hết rồi,
Lại sanh nước Phật sáng ngời vô-Ưu. 
Có được mạng sống lâu vô tận. 
Sau thành Phật độ tất người, Trời. 
Rộng tuyên chánh-pháp tuyệt-vời,
người được độ, sánh cát nơi sông Hằng.” 
Phật bảo Tự-Tại-vương bồ-Tát: 
“Quang-Mục xưa, Địa-Tạng ngày nay, 
La-Hán độ Quang Mục đây,
Là vô-Tận-Ý đủ đầy oai-nghi. 
Mẹ Quang-Mục đồng thì bồ-Tát, 
Thực-hành danh giải-Thoát cứu đời. 
Từ ngày Địa-Tạng nguyện rồi,
Chúng-sanh chưa hẳn xa rời ác tâm, 
Hoặc còn kẻ mê lầm nhân-quả, 
Hoặc ái dâm chẳng xả lòng tà, 
Ác ngôn hủy-báng đại-thừa,
Hoặc bốn khẩu nghiệp mà chưa diệt-trừ, 
Chúng sinh có nghiệp-dư như thế, 
Chắc thác sinh ác thế mà thôi, 
gặp thiện trí-thức khuyến mời,
Qui-y Địa-Tạng cầu ngài độ cho, 
Khảy móng tay hết lo quả-báo! 
Khổ hình ba ác đạo rời xa. 
bởi từ muôn kiếp lâu qua,
bồ-Tát nguyện lớn để mà độ sanh. 
nếu người nào chí-thành quy-kính, 
Đảnh lễ, lòng thanh-tịnh ngợi-khen, 
Cúng dường trân-bảo, nhang đèn...
nghìn muôn ức kiếp sanh lên cõi trời, 
Hưởng-thụ nguồn an vui thắng-diệu, 
Hết phước trời hoàn chiếu nhân-gian, 
Thân thường thác mạng Đế-vương
vị-lai, quá-khứ tỏ-tường quả-nhân. 
Tự-Tại-vương! Oai-thần bồ-Tát, 
Chẳng thể nghi, đơn-bạc suy-lường, 
Tạo nên công đức phi-thường,
Quý vị bồ-Tát tận-tường nhớ ghi. 
Đặng sau này hộ-trì lưu-bố, 
Kinh này vì vô-số chúng-sanh, 
nguyện sâu rộng thuyết pháp lành.
Địa-Tạng độ tận sinh-linh mới vừa.” 
Tự-Tại-vương lại thưa bạch Phật: 
“bạch Thế-Tôn! bất-tất lo-âu, 
Chúng con bồ-Tát nơi đâu!
nhờ oai chư Phật cũng cầu đền ơn. 
Đem kinh này truyền nhơn-gian chúng, 
Dạy chúng-sanh phúng tụng nhớ ghi, 
nhờ ơn Địa-Tạng từ-bi,
nguyện không làm Phật cũng vì chúng-sanh.” 
Sau lời nói chí-thành như thế, 
Tự-Tại-vương đảnh lễ phật tiền, 
Cúi đầu, sửa áo trang-nghiêm,
Chắp tay cung-kính rồi liền lui ra.

5. Tứ Thiên-Vương hỏi Phật
  Lúc đó, từ ngoại toà đứng dạy, 
bốn Thiên-vương tiến lại Phật tiền, 
Đồng quỳ vái lạy trang-nghiêm,
bạch lên xin Phật dạy thêm rõ-ràng: 
 “bạch Thế-Tôn! Địa-Tạng bồ-Tát, 
Từ lâu xa đã phát nguyện sâu: 
‘Chúng sanh độ tận’, từ lâu,
Sao nay chưa hết? lại cầu rộng hơn! 
Mong Thế-Tôn ban ơn dạy bảo, 
Cho chúng con thấu-đáo lẽ này!” 
Phật rằng: “ Hay thay! Hay thay!
Ta vì lợi-ích chỉ bày chúng-sanh. 
vì các Ông, sinh-linh Thiên-giới, 
vì cõi xa...cho tới cõi người, 
Trong đời hiện-tại, vị-lai,
nói nguyện bồ-Tát ai-hoài độ sanh. 
Địa-Tạng thấu ngọn-ngành sinh-tử, 
Cõi Diêm-Phù-Đề ở Ta-bà, 
Thường dùng phương-tiện sâu-xa,
với lòng từ-mẫn như là biển sâu, 
Mà xót-thương nhiếp-thâu chúng tội, 
Cứu chúng ra khỏi lỗi vô lường. 
Lòng mong giải-thoát mọi đường,
A-Tỳ đang chịu thảm-thương ngục-hình.” 
bốn Thiên-vương lại trình lên Phật: 
“Chúng Con xin thành-thật lắng nghe!”

6. Phương-tiện giáo-hoá
  Phật lại bảo bốn vì Thiên-Tử: 
“Từ lâu xa kiếp sử đến nay, 
Địa-Tạng thường vẫn dứt-day,
Chúng-sanh độ thoát còn dày gian-nan. 
Chúng còn mắc vô-vàn tội khổ, 
Quán vô lượng kiếp số về sau, 
Tội khổ dây-dứt càng lâu,
Ai người kham nhẫn được hầu độ tha? 
vì lẽ đó phát ra trọng nguyện, 
Dùng trăm nghìn phương-tiện giáo sanh, 
bốn Ông nên thấy pháp lành,
Địa-Tạng giáo-hoá chúng-sanh muôn loài. 
nếu gặp kẻ tác oai sát vật, 
ngài dạy điều chân-thật, tội xưa, 
vì ương-lụy đến bây giờ,
Mà nay mạng yểu nghi-ngờ gì đâu! 
nếu gặp kẻ đào hào trộm cắp, 
Quả-báo là sẽ gặp khốn nghèo. 
Tà-dâm ân-ái chẳng điều  (12),
bồ câu, chim sẻ...trả nhiều kiếp sau. 
Kẻ hay nói những câu thô-ác, 
Quyến-thuộc thường khắc-bạc chống nhau.
Khinh-chê lấn-lướt trước sau,
Quả báo lưỡi rụt, miệng hầu tanh-hôi. 
người nóng giận! ngài thời dạy kỹ, 
Kiếp sau sanh xấu-xí, tật-nguyền. 
gặp người bỏn-xẻn bạc tiền,
Dạy cho quả báo chẳng tuyền ước mong. 
nếu gặp kẻ bẫy, lùng, săn bắn, 
Quả-báo cuồng-điên đoản mạng người. 
Mẹ cha bất-hiếu trái lời,
Họ-hàng khinh-rẻ, đất trời chẳng dung. 
Kẻ hay đốt núi rừng, cây cỏ... 
Quả báo là điên sợ mà vong. 
Cha ghẻ, mẹ ghẻ ác tâm,
Đời sau roi vọt hành thân mỏi-mòn. 
những kẻ bắt chim non bằng lưới, 
Cốt nhục chia-lìa cõi bắc nam. 
Tam-bảo, hủy-báng mà ham,
Đời sau đui, điếc, ngọng, câm báo đền. 
gặp kẻ vẫn chê dèm chánh-pháp, 
Đời sau tìm đường ác mà sanh. 
Của thường-trụ phá, lạm, tranh,
Quả báo ức kiếp thác sanh A-Tỳ. 
Lại đối cùng Tăng ni ô phạm, 
Sanh đời sau vào mạng súc-sanh. 
nước sôi, chém chặt... sinh linh,
Luân-hồi thường mạng rập-rình giết nhau. 
Kẻ phá luật, phá rào trai giới, 
Làm thú cầm đào xới kiếm ăn. 
bạc tiền phung-phí, tiêu xằng,
nghèo hèn thiếu hụt trói chằng kiếp sau. 
Kẻ khinh người cống-cao kiêu-mạn, 
Sanh đời sau làm hạng tiện-tì. 
Dệt-thêu, xúc-xiểm, thị-phi...
Đời sau trăm lưỡi, không thì miệng câm. 
Kẻ tà kiến mê-lầm chánh-pháp, 
Hẻo-lánh là nơi thác đời sau. 
Diêm-phù-đề cõi biển dâu,
Trả vay nhân-Quả có đâu sai lầm! 
Thân, Khẩu,Ý có tâm tạo ác, 
báo-ứng này sơ lược nói thôi! 
nghiệp-cảm sai khác trong đời,
bồ-Tát phương-tiện dạy người lo toan. 
Làm ác trước phải hoàn quả ác, 
Ác báo xong lại thác A tỳ. 
Chịu hình-phạt chốn âm-ty,
Qua muôn nghìn kiếp chắc gì được tha! 
bốn Thiên-vương Ông, là hộ-vệ, 
Cùng bảo-trợ cõi thế tứ phương. 
ngăn chúng-sinh khỏi lầm đường,
Đừng cho nghiệp-chướng tổn-thương muôn loài. 
bốn Thiên-vương chau mày rơi lệ, 
Than-thở rồi đảnh lễ mà lui. 

-----
HếT QUYểN THƯợNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét